Bên bờ hạnh phúc

Trong các ngôi nhà Nhật Bản, không có phòng nào là không được phủ chiếu Tatami. Khá nhiều nhà nghiên cứu xã hội đã nghiên cứu việc thay thế chiếu Tatami bằng salon trong các căn hộ Nhật Bản và cùng rút ra kết luận : không thể thay thế.

Không có gì có thể thay thế Tatami trong văn hóa Nhật Bản

Nếu đặt Tatami vào một quốc gia khác, một khung cảnh địa lý và phong thổ khác thì chắc hẳn, Tatami sẽ khó có thể dung hòa vào đó. Nhưng với khí hậu, nhân tình và văn hóa Nhật Bản, Tatami trở thành một thứ mang nét Nhật Bản hóa nhiều nhất. Trà đạo, cắm hoa, geisha và shamisen… và tất cả những nét văn hóa độc đáo riêng biệt của Nhật Bản đều đã ra đời trong phòng có Tatami.

Việc ngồi trên Tatami cũng tác động đến văn hóa ứng xử và trang phục của dân tộc Nhật Bản. Khi giữ được dáng đứng thẳng, trang phục truyền thống của họ sẽ tôn lên vẻ đẹp thanh thoát của người mặc. Những hành vi biểu thị sự khiêm nhường và cung kính với người trên là nét chủ đạo trong thói quen sinh hoạt của họ. Lễ tiết gật đầu cúi chào vì đó không thể thoái hóa.

Việc ngồi trên Tatami cũng tác động đến văn hóa ứng xử và trang phục của dân tộc Nhật Bản

Nói một cách đơn giản thì Tatami của Nhật tương đương với chiếu Việt Nam. Tatami là loại sàn nhà truyền thống của Nhật Bản. Tatami được tạo ra bằng cách xếp chặt các tấm phản hình chữ nhật có kích cỡ thống nhất lại với nhau. Mỗi tấm phản thường có chiều dài bằng hai lần chiều rộng. Kích cỡ chuẩn truyền thống là 910mm×1820mm và có độ dày 55mm. Tuy nhiên, tùy địa phương hay từng loại phòng trong nhà mà kích cỡ của tấm phản có thể to hơn hay nhỏ hơn một chút.

Những tấm phản này có phần lõi được làm từ rơm khô, đan ép chặt với nhau. Ngày nay, có khi người ta dùng sợi hóa học thay cho sợi rơm để tăng độ bền và độ cách nhiệt.

Lớp ngoài phản là chiếu cói bao bọc. Viền phản được bọc bằng vải dệt, nổi vân hoặc vải trơn và thường mang màu xanh lá cây. Các tấm phản sợi ép có khả năng đàn hồi tốt, tạo cảm giác êm ái khi đi trên đó. Chúng còn có khả năng cách nhiệt tốt, thích hợp cho việc đi chân không dép, ngồi hay nằm.

Khi chiếu cói còn mới, Tatami có màu xanh lá cây nhạt. Nhưng cùng với thời gian, màu sắc Tatami phai dần. Vì vậy, thường từ 3 đến 5 năm, người ta lại thay lớp chiếu cói bên ngoài. Nguyên liệu cho Tatami là thực vật mềm, tơi và khô nên có thể tùy lúc mà thay đổi các bộ phận bị mài mòn hay rách nát.

Công việc chế tạo chiếu Tatami vào thế kỷ XIX

Kể từ thời của Kamakura (1185-1382), Tatami được quy uớc là diện tích hình chữ nhật, dành cho hai người ngồi và cho một người ngủ. Ngày nay, kích thước Tatami được tính như một đơn vị đo của Nhật Bản.

Cách xắp xếp Tatami thường thấy trong các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn

Có hai cách xếp các tấm phản rơm bọc chiếu cói thành Tatami. Cách thứ nhất gọi là Syugijiki, thường áp dụng cho các Tatami trong phòng ở. Cách thứ hai gọi là Fusyugijiki, thường thấy ở các chùa, lâu đài và những phòng có không gian lớn.

Sơ đồ diễn tả hai cách thức xắp xếp Tatami

Hải Đăng (tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *