Bên bờ hạnh phúc

Tọa lạc ở quận Jamsil, Lotte World là công viên chủ đề rất lôi cuốn nằm ngay giữa lòng thành phố Seoul – thủ đô của Hàn Quốc. Nó là công viên giải trí trong nhà đầu tiên của ở thành phố này. Ở công viên Lotte World có nhiều sự kiện đặc biệt diễn ra theo từng mùa trong năm. Mỗi sự kiện đều mang những nét văn hóa rất đặc trưng của người dân xứ Hàn. Vào dịp cuối năm, lễ Giáng Sinh là sự kiện nổi bật nhất trong những tháng mùa đông.

Công viên chủ đề Lotte World

Công viên giải trí Lotte World có 39 chiếc xe trượt siêu tốc mang đến cho du khách cơ hội thử thách sức chịu đựng của họ. ác đường xe trượt của công viên giải trí Lotte World mang đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Những tiếng reo hò vang vọng khắp công viên. 

Những chiếc xe trượt siêu tốc dành cho những ai thích trải nghiệm cảm giác mạnh

Khu trượt băng trong nhà

Cung điện Deoksu của triều đại Joseon là di tích lịch sử thu hút nhiều du khách nước ngoài nhất khi đến ở Seoul. Jeong-dong là một con đường rất đẹp nằm kề bức tường bên trái của cung điện. Trên đường có nhiều viện bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, vì vậy nó đã trở thành nơi lý tưởng với những ai thích tìm hiểu về thế giới nghệ thuật của Hàn Quốc. 

Nhà hát Jeongdong được nâng cấp từ nhà hát cũ mang tên Wongaksa. Jeongdong là một trong những nhà hát hiện đại nhất của đất nước này. Nhà hát là nơi thường xuyên diễn ra sự kiện âm nhạc Miso thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả. Khoảng 85 % số khán giả đến xem Miso là người nước ngoài. “Miso” nổi bật là vở diễn khai thác tối đa các chất liệu nghệ thuật truyền thống giàu bản sắc của xứ sở Kimchi. Mười lăm năm kể từ khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 1997, vở diễn đã thực hiện được 4.200 lần công diễn và thu hút khoảng 720.000 lượt khán giả. 280 chỗ ngồi của rạp hát Jeongdong hầu như không bao giờ trống ghế vào mỗi buổi diễn. Bên cạnh đó, “Miso” còn được công diễn tại hơn 100 thành phố lớn nhỏ thuộc 65 quốc gia trên thế giới, cùng cơ hội được xuất hiện trong các buổi yến tiệc chiêu đãi các quan chức cấp cao trong những dịp Hàn Quốc đăng cai các sự lớn…

Ban đầu, vở diễn có tên “Sân khấu nghệ thuật truyền thống” nhưng đến năm 2008 đã được đổi thành “Miso” và giữ nguyên cho tới bây giờ. Lấy nội dung chính từ vở hát kể chuyện Pansori mang tên “Chunhyangga (Xuân Hương ca)”, vở diễn đã được ra đời bằng cách kết hợp hài hòa các loại hình nghệ thuật truyền thống như múa quạt, múa mặt nạ, múa trống, nhạc đồng quê Pungmul, hát kể chuyện Pansori… 

Miso là vở diễn không lời…

“Xuân Hương ca” được ví như vở “Romeo và Juliet” phiên bản Hàn Quốc nhưng điểm khác biệt rõ nhất giữa hai tác phẩm đỉnh cao này là nằm ở phần kết. Trong khi “Romeo và Juliet” kết thúc trong bi kịch thì “Xuân Hương ca” lại có một cái kết rất viên mãn. Thông qua chuyện tình tay ba giữa nàng thiếu nữ hương sắc Chun-hyang (Xuân Hương) với chàng nho sinh tuấn tú Lee Mong-ryong (Lý Mộng Long) và tên tham quan ô lại Byun Hak-do (Biện Học Đạo), vở diễn khắc họa các yếu tố hỷ, nộ, ái, ố của cuộc sống như tình yêu và ly biệt, nỗi đau và thử thách, đợi chờ, tái ngộ và hạnh phúc…

Thưởng thức “Miso”, khán giả có thể thấy được tất cả các loại hình nghệ thuật truyền thống của Hàn Quốc. Chỉ với một tích truyện xưa, vở diễn đã hút hồn và chiếm được tình cảm của khán giả bằng những vũ điệu đẹp mắt, những tiếng đàn, lời ca du dương… mà không cần đến một hình thức diễn đạt bằng bất kỳ ngôn ngữ nào. Suốt buổi trình diễn, mọi mạch cảm xúc, đường dây kết nối nội dung… đều được thể hiện bằng những loại hình nghệ thuật tuyệt vời. “Miso” là một vở diễn không lời thành công vì không những mang đến cho người xem niềm vui, sự thoải mái mà còn góp phần quảng bá những nét tinh hoa trong văn hóa Hàn Quốc ra thế giới.

…tất cả nội dung đều được chuyển tải qua vũ điệu, tiếng đàn du dương…

Người Hàn Quốc có nhiều món ăn đặc biệt dành cho những sự kiện quan trọng trong năm. Chúng mang ý nghĩa xua đuổi những điều không may và giúp con người luôn khỏe mạnh.

Cháo đậu đỏ là món ăn được nhiều người nhớ đến nhất trong ngày cuối năm. Để có món cháo đậu ngon này, người ta sử dụng nguyên liệu chính là đậu đỏ. Màu đỏ của đậu mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn. Người Hàn Quốc tin rằng, hạt đậu đỏ có thể xua đuổi những điều không may và ma quỷ đi nơi khác. Vì vậy, nhiều người múc cháo đậu đỏ rải quanh nhà hoặc ăn cháo đậu đỏ để cầu mong được may mắn.

Cháo đậu đỏ là món ăn truyền thống trong dịp năm mới của người dân xứ Hàn

Sae-al Shim là 2 viên bột màu trắng hình quả trứng được đặt nằm giữa chén cháo đậu đỏ. Sự hiện diện của chúng cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Trước đây, người ta thường ăn số lượng những viên bột gạo bằng với số tuổi của họ. Người ta còn cho rằng ăn một viên bột gạo thì sẽ tăng tuổi thọ thêm 1 năm nữa.

Người ta ăn cháo đậu đỏ vào ngày Dongji hay còn được gọi là ngày Đông chí. Đây là thời điểm đêm dài hơn ngày. Khi đó, người ta ăn cháo đậu đỏ với mong ước luôn gặp may.

Ngày Đông chí là ngày lễ hội báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu đối với người Hàn Quốc. Người dân nơi đây xem đó là một ngày lễ rất quan trọng trong năm. Vào ngày này, người ta thực hiện nhiều nghi thức cúng tế tổ tiên và rải cháo đậu đỏ. Người xưa cho rằng, ma quỷ ghét đậu đỏ và những thứ có màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên, ngày nay phong tục lâu đời này đang dần biến mất.

Người Hàn Quốc có câu nói rằng, phải qua ngày đông chí mới có thêm tuổi mới. Theo truyền thống, người dân nơi đây xem ngày lễ đông chí như một cái tết nhỏ trước khi chào đón năm mới.

Thanh Trúc

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *