Nếu chúng ta một năm có 365 ngày, thì ở Columbia cũng thế, có nghĩa là quốc gia nào cũng ở chung vòng quay của trái đất. Vậy mà đất nước Columbia ở Nam Mỹ một năm họ có trên một nghìn ngày Tết dân tộc, quân bình mỗi ngày có gần tới 3 cái Tết.

Nguyên nhân chính dẫn đến một đất nước có nhiều ngày Tết như vậy là vì quốc gia Columbia có nhiều sắc tộc và sắc dân khác nhau. Họ sống với một quần thể quốc gia tương đồng nhưng lại có nhiều nền văn hóa truyền thống khác nhau. Tất cả họ đều được tôn trọng trong sự hòa hợp tự do trên mọi phương diện tín ngưỡng và văn hoá của sắc tộc, trong từng hoàn cảnh đều được chính phủ Columbia chấp nhận.

Người Columbia thích hội hè, cúng tế, nhảy muá. Những ngày Tết của người Columbia được chia theo từng nhóm nhỏ sau đây: Tết Thần nông nghiệp, Tết tôn giáo của từng sắc dân, Tết thi sắc đẹp cả nam lẫn nữ, Tết thu hoạch cà phê.

Tết Nông nghiệp được hình thành trên một 100 năm nay, nhưng lại là Tết tiêu biểu, đặc trưng nhất của người dân Columbia. Tết này được đặt tên là tết "Cuồng hoan" – tết quốc gia lớn nhất trong năm của xứ sở này. Mọi người từ lớn, bé, già, trẻ điều hưởng ứng một cách cuồng nhiệt nhất.

Hai miền Nam và Bắc có cách vui chơi, cúng lễ khác nhau nhưng điều rầm rộ, náo nhiệt và linh đình, trọng thể. Ngày quy định của quốc gia là từ mùng 5 tháng giêng đến mùng 7 tháng giêng, nhưng dân chúng bao giờ cũng kéo sang đến ngày 8 tháng giêng mới hết Hội. Nói là từ mùng 5 nhưng thực tế là họ đã vui chơi từng khu vực nhỏ, từng tốp, từng vùng và từng đoàn, kể từ cuối tháng 12 năm cũ.

Lễ "Cuồng hoan" được bắt đầu kể từ ngày mùng 5 tháng giêng. Tất cả trai, gái của các sắc tộc các địa phương trong nước đều ăn mặc rất đẹp và diêm dúa đủ loại màu sắc dân tộc, rồi lũ lượt kéo nhau ra đường từ sáng sớm, đứng dọc theo hai bên đường. Mỗi người mang theo một chậu nhỏ, đặt theo nơi mình đứng, trong chậu đựng một thứ bột màu đen hoà với nước.

Họ nhảy múa, ca hát từng bừng. Tất cả mọi người qua lại trên con đường ấy, bất kể trai gái trẻ già, người du lịch hay người có quyền lực, giàu sang, đều được trai, gái vừa hát, vừa nhảy múa bôi phết lên người, lên mặt, có khi còn được hắt cả chậu màu đen lên quần, lên áo nữa. Người đi đường nếu muốn bôi lại ai trong đám nam, nữ thanh niên đó, họ vẫn sẵn sàng và vui lòng và còn cảm thấy rất thích thú.

Tết "Cuồng hoan" là xua đuổi cái đen cho một mùa trắng đẹp. Đến ngày mùng 7 là ngày hội chủ chốt cho mọi người và mọi sắc tộc của Columbia. Mọi tục lệ vẫn được diễn ra như cũ.

Trai, gái ra đường mỗi người mang theo một chậu nhỏ, nhưng lần này màu sắc trong chậu có khác, đó là màu trắng được pha nước với bột có đặc hơn màu đen lần trước, biểu hiện cho sự trong trắng dày dặn hơn của đất nước và con người Columbia.

Ai qua lại trên đường bất kể giàu sang, nghèo hèn, quan chức ai qua lại cũng mong được bôi trắng kỹ càng để trong năm hưởng phước bình an, trong trẻo, và cùng ca hát, nhảy múa cùng người trong Hội. Những người lớn tuổi thì chuyên chở thức ăn ngon nhất, thức uống đủ loại của ngày Tết ra đường cho mọi người dự hội, nhưng không thể thiếu cà phê.

Cái vui nhất trong ngày lễ hội trắng trong này là vào khoảng giữa trưa, những miếng bột trắng trên mình vì mồ hôi nhễ nhại đã bị rớt ra từng mảnh nên trông mọi người trở thành loang lổ trắng, đen, và họ nhìn nhau thoả thích rồi lăn ra để mà cười, ai mệt cứ ăn, cứ uống xong rồi lại nhảy tiếp cho tới khi mặt trời lặn mới đi xuống ao hồ tắm rửa về nhà. Ngày mùng 8 là ngày vui thêm, tự dân đặt thêm nhưng chính phủ cũng không bắt bẻ theo quy định và vẫn được tôn trọng.

Theo LenDuong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *