Bên bờ hạnh phúc

Nhật Bản là đất nước mà hầu như các dịp lễ hội kéo dài suốt cả năm nhưng đặc sắc và quan trọng nhất có 4 lễ hội đi cùng nền văn hóa lịch sử lâu đời của xứ hoa anh đào.

Lễ hội Shoro ở Nagashi
 
Trong 3 ngày giữa tháng 8, người dân Nagashi sẽ thắp hương, chăng đèn lồng, và đốt hàng ngàn bánh pháo để chào đón người thân, tổ tiên trở về từ thế giới bên kia.
Vào ngày diễn ra lễ hội, các đường phố sẽ được dọn dẹp, hoạt động giao thông tạm ngừng để mọi người có thể thoải mái diễu hành với đèn lồng và cồng chiêng huyên náo. 

Vào ngày diễn ra lễ hội, các đường phố được dọn dẹp, hoạt động giao thông tạm ngừng để mọi người có thể thoải mái diễu hành với đèn lồng và cồng chiêng huyên náo.

Lễ hội Gion Matsuri

Gion Matsuri là lễ hội có lịch sử hơn 1100 năm được bắt nguồn từ trình tự của lễ tẩy trần để làm dịu suy nghĩ gây hỏa hoạn, lũ lụt và động đất của các vị thần.

Đây là một trong những lễ hội thường niên lớn nhất của Nhật Bản, diễn ra tại Tokyo vào tháng bảy. Trong 3 đêm diễn ra lễ hội, khu thương mại trung tâm của Tokyo sẽ được dành riêng cho những người đi bộ tham gia, trong đó người dân và du khách mặc áo choàng yukata đầy màu sắc để tham gia đại tiệc ẩm thực.

Vào ban ngày, các kiệu chạm trổ được trang trí tinh vi sẽ được diễu hành qua các con phố lớn. Ngoài các cuộc diễu hành lớn trên, lễ hội Gion Matsuri còn có rất nhiều hoạt động và đêm hội sôi nổi được tổ chức như đêm hội yoiyoiyoiyam, và các hoạt động giải trí đặc sắc.

Lễ hội Okunchi Matsuri

Lễ hội Okunchi Matsuri là một trong những lễ hội khác thường nhất của Nhật Bản, được tổ chức ở Nagasaki từ thế kỷ 17, khoảng thời gian mà người Trung Quốc sống tại đây. Đây chính là thời gian chính quyền Nhật Bản cấm người nước ngoài neo đậu tại các cảng của Nhật, nhưng các tàu Trung Quốc và Hà Lan là một ngoại lệ. Lễ hội Okunchi tôn vinh các thương nhân này bằng nhiều hình thức, các điệu múa truyền thống, hội chợ, hóa trang, rước kiệu, và nhiều trò giải trí khác.

Lantern (Tết nguyên đán của người Châu Á)

Người Nhật chịu ảnh hưởng theo văn hóa phương Tây từ lâu, nên họ đón tết nguyên đán theo lịch dương, từ 25/12 đến 15/1.

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm, và để kéo dài tuổi thọ. Tiếp đến là món ăn ngày Tết sau khi cúng Thần Năm mới. Tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè cũng được tiến hành kể từ sau giao thừa.

Trong dịp lễ Nguyên đán, mọi người đều ăn mặc thật đẹp bằng các trang phục truyền thống, sau đó tới chùa để làm lễ cầu may đầu năm. Các con đường trong dịp lễ đều được trang trí lộng lẫy, với các đèn lồng, ngoài ra những hoạt động như trình diễn múa lân, múa rồng, các tiết mục văn nghệ… 

Theo Zing

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *