Bên bờ hạnh phúc

Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật ngày càng nhiều. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, ngoài việc tuân thủ các quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, chất lượng thức ăn, thì giết mổ đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được kiểm tra chặt chẽ từ khâu thu mua nguyên liệu đến giết mổ, chế biến, vận chuyển là rất quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 60, 61 qui định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Cán bộ Thú y kiểm tra thịt tại cơ sở giết mổ trước khi mang chúng ra thị trường. Ảnh minh họa

 

Theo báo cáo của Chi cục Thú y Vĩnh Long, toàn tỉnh có 38 lò giết mổ tập trung, trong đó có 31 lò giết mổ heo, 4 lò giết mổ bò và 3 lò giết mổ gia cầm. Sản phẩm sạch phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo đúng quy trình nuôi dưỡng chăm sóc tốt, thức ăn nước uống hợp vệ sinh, phòng trị bệnh đúng quy trình, giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y trước, trong và sau khi giết mổ, quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản sản phẩm cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Trong đó, quy trình giết mổ có vai trò rất quan trọng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

Thực tế cho thấy, công tác giết mổ không đảm bảo quy trình kỹ thuật và vệ sinh thú y sẽ có tác động rất lớn đến sự biến đổi chất lượng sản phẩm, gây ngộ độc và làm ảnh hưỡng đến sức khỏe con người.

Để đảm bảo cho công tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, Chi cục Thú y tỉnh đã chỉ đạo các Trạm thú y các huyện, thành phố tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, đồng thời phối hợp chặc chẽ với các ngành chức năng khác như Cảnh sát Môi trường, Quản lí thị trường, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm… thường xuyên kiểm tra việc giết mổ, lưu thông động vật.

Hiện nay, ngành Thú y cần có kế hoạch sắp xếp lại các cơ sở giết mổ trên địa bàn quản lý, chỉ cấp phép cho những cơ sở đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời phối hợp tổ chức thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát khâu giết mổ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép, không qua kiểm dịch. Có như vậy, ngành Thú y mới mong kiểm soát tốt được công tác giết mổ gia súc, gia cầm và khi đó, người tiêu dùng có thể yên tâm về chất lượng nguồn gốc của sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, tồn dư thuốc thú y trong thịt chiếm 45,7%, thuốc bảo vệ thực vật là 7,6%; kim loại nặng chiếm 21%. Ngộ độc thực phẩm xảy ra do vi sinh hiện là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe người tiêu dùng và gây thiệt hại kinh tế.

Các nước đang phát triển chưa đánh giá hết tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và ý nghĩa kinh tế đối do ngộ độc thực phẩm gây ra nên tình trạng này xảy ra với mức độ, tần suất mãnh liệt hơn so với các nước phát triển.

Tuy nhiên trên thực tế, công tác kiểm soát, giết mổ gia súc, gia cầm còn gặp nhiều khó khăn như việc giết mổ không giấy phép, giết mổ “chui” còn diễn ra phổ biến, rất khó kiểm soát; nhiều cơ sở giết mổ thủ công, công suất thấp không đảm bảo khâu vệ sinh thú y, môi trường và việc qui hoạch các điểm, cơ sở giết mổ trên địa bàn còn chậm.

Xương Tân
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *