Bên bờ hạnh phúc

Chuột là loài gậm nhấm, hoạt động và gây hại chủ yếu vào ban đêm. Trên đồng ruộng, chúng phá hoại ở bất cứ giai đoạn nào của cây lúa, nhưng gây hại nhiều và nặng nhất là ở giai đoạn lúa còn nhỏ và đòng trổ. Nếu ruộng lúa có đủ thức ăn thì chuột chỉ cắn phá nhiều hơn là ăn. Do vậy, phải có biện pháp ngăn ngừa và phòng trừ chuột ngay từ khi xuống giống.

Chuột là loài gậm nhấm, cắn phá ở bất cứ giai đoạn phát triển nào của cây lúa. Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên, do chuột có đặc tính rất khôn, nhanh nhạy và sinh sản nhanh, nên chúng khó có thể tiêu diệt triệt để trong thời gian ngắn. Vì thế, để phòng trị loài dịch hại nguy hiểm này, nhà nông phải tuân thủ theo những qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt và áp dụng nhiều biện pháp từ thủ công, làm hàng rào bảo vệ, đặt bẫy đến sử dụng thuốc hóa học. Và công việc này cần được thực hiện thường xuyên và tiêu diệt đồng loạt thì mới có kết quả cao. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là trước hoặc sau một vụ lúa, bà con nên tổ chức diệt chuột mang tính cộng đồng, tập thể, qua đó sẽ hạn chế mật số chúng trên đồng ruộng, nhằm bảo vệ cây lúa sau khi xuống giống không bị chuột cắn phá.

Qua đánh giá của ngành Nông nghiệp, những vụ lúa ở các năm gần đây luôn bị chuột cắn phá rất nặng. Cụ thể như vụ Đông Xuân vừa qua, cả tỉnh có trên 5.600 ha lúa bị chuột phá hoại, với mức thiệt hại từ 5 – 15%, cá biệt có địa phương bị thiệt hại lên đến 30% diện tích.

Do đó, để giải bài toán diệt chuột bảo vệ mùa màng, vào những ngày cuối tháng 3/2011, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh long đã phát động phong trào toàn dân tham gia diệt chuột để phòng ngừa gây hại lúa. Ngành chức năng đã tổ chức tuyên truyền, vận động địa phương và bà con nông dân thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như dùng bẫy, dùng nôm, đánh bã thuốc, soi đèn để bắt chuột.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp còn phối hợp với địa phương và nông dân thực hiện chiến dịch tiêu diệt chuột trên đồng ruộng ngay ở đầu vụ lúa Hè Thu này. Trong chiến dịch ra quân diệt chuột, mỗi địa bàn huyện sẽ tổ chức từ 2 – 3 cuộc bắt chuột bằng biện pháp thủ công như đào hang, đổ nước, xông khói…ở những nơi mà chuột thường sống tập trung và cắn phá gây hại lúa nhiều. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt chuột, bảo vệ an toàn cho cây lúa; đồng thời cũng tuyên truyên cho nông dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của đối tượng dịch hại này, tạo cho nông dân có ý thức thực hiện tiêu diệt chuột cộng đồng bằng các biện pháp tổng hợp và tuyệt đối không sử dụng những hình thức nguy hiểm như bẫy diện, xiệt điện.

Thực hiện tiêu diệt chuột bằng thủ công bắt tay, mang tính cộng đồng ở thời điểm trước khi xuống giống vụ lúa là cách làm có hiệu quả cao, nhằm hạn chế mật số và sự cắn phá gây hại của chuột trên rộng lúa sau này. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp nhất thời, bởi do đặc tính sinh trưởng nhanh, tính thích nghi tốtvới môi trường và sự gây hại rất lớn của chuột nên bà con nông dân không thể tiêu diệt hết chúng ở một vài lần đầu vụ lúa là đủ mà công việc này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục với nhiều phương pháp khác nhau.

Hiện nay, lúa Hè Thu dang vào vụ gieo sạ, vì thế, chuột có điều kiện để sinh sôi, phát triển và cắn phá. Do vậy, bên cạnh việc tổ chức bắt chuột cộng đồng, ngành chức năng còn khuyến cáo bà con nông dân nên sử dụng thêm nhiều cách diệt chuột khác như áp dụng bẫy cây trồng, rào nhựa xung quanh ruộng lúa, đặt bẫy bắt chuột, soi đèn bắt chuột vào ban đêm… Nếu thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp trên thì cây lúa mới được bảo vệ an toàn trước sự cắn phá của chuột.

Quốc Chiến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *