Bên bờ hạnh phúc

Rời quê hương Bến Tre bôn ba trên đất Sài Gòn sinh sống hơn chục năm nay, người đàn ông mù loà – anh Lê Thành Trung chỉ mong sao có thể duy trì nghề mat- xa đã học để đủ sức lo lắng vợ và 3 đứa con còn nhỏ dại.

Sinh ra với đôi mắt khiếm khuyết chỉ còn 30% thị lực, anh Trung khó lòng làm việc nhanh nhẹn như người bình thường. Không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, anh Trung tìm học mat-xa tại trường dạy nghề dành cho người khuyết tật ở Bến Tre rồi lên Sài Gòn làm nhân viên xoa bóp tại các cơ sở kiếm sống. Ấy vậy mà cáchđây2tháng, cơn đau âm ỉ ở 1 bên mắt còn lại vẫn chưa dứt, chấp nhận phẫu thuật cắt cườmđể giảm bớt đau nhức nhưng kết quả,  anh không thể nhìn thấy hoàn toàn, kể cả những vệt sáng mờ ảo như trước.

Nỗi lo lắng vì tình trạng mắt chưa vơi, người thợ nàylại đối mặt với việc cơ sở mat-xa dành cho người khuyết tật ngày một ế ẩm, không thể xin được việc làm ổn định. Cố gắng không tuyệt vọng vì trên vai còn gánh gia đình, nên anh Trungquyết định nhận mat-xa dạo kiếm tiền trang trải qua ngày. Gắn bó với nghềxa bóp từ thời trai trẻ, đổi dời nhiều chỗ làm từ Bến Tre lên Sài Gòn, anh Trung dần tích luỹ cho mình thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Bù cho những thiếu thốn giường nệm thoải mái, máy móc đồ nghề cũ kỹ, anh Trung chú trọngvào từngđường di tay, ấn huyệt đến xoa bóp thật thành thạo, nhanh chóng giúp khách hành giải toả mệt mỏi, đau nhức từ đầu, vai tay đến lưng và chân.

Thương mến người đàn ông khiếm khuyết đầy nghị lực, chị Tuyết Bình, quê tại thành phố Hồ Chí Minh, người phụ nữ đã 1 lần dang dở hôn nhân quyết định cùng anh xây dựng cuộc sống mới. Để đủ sức nuôi nấng 2 đứa con riêng của chị và 1 đứa con chung với anh, hằng ngày, chị dẫn chồng nhận vé số đi bán khắp nơi.Mặc cho mưa nắng thất thường, đường xá đông đúc hay chuyện đi lại khó khăn, nhưng đôi vợ chồng nghèo quyết không nản lòng vì anh chị hiểu rằng chỉ có cật lực lao động mới có thể giúp gia đình vượt qua chông gai trước mắt.

Căn trọ nhỏ hẹp nằm trên gác nhỏ giữa lòng Sài Gòn còn không đủ chỗ để các con học tập, chơi đùa thì làm sao anh Trung dám mơ đến việc sửa sang, mở cửa tiệm mat-xa như ý định hằng ấp ủ.

Tính toán quay về quê Bến Tre tìm thuê mặt bằng rộng rãi hơn để giảm tải chi phí là tính toán hợp lý nhất lúc này, thế nhưng với thu nhập ít ỏi hiện tại, anh chị vẫn chưa tích góp đủ vốn. Vì vậy mong muốn mua thêm đồ nghề hỗ trợ việc mat-xa, xoa bóp cho khách càng trở nên xa vời.

Khó khăn liên tiếp ập đến thế nhưng người đàn ông khiếm khuyết vẫn không từ bỏ đam mê. Bởi ngoài việc gắng sức làm lụng để chăm lo cho gia đình, anh Trung còn mong muốn chia sẻ niềm yêu thích nghề mat-xa đến những mảnh đời đồng cảnh ngộ chưa có được công việc ổn định tại Hội người mù Gò Vấp – nơi anh đang sinh hoạt mấy năm nay.

Không thể nhìn thấy ánh sáng từ đôi mắt hư hao, nhưng có lẽ người thợ khuyết tật này đã chọn việc thắp lên ngọn lửa yêu nghề để tự mình soi lối vượt qua từng chông gai, thử thách trên quãng đường sắp tới.

Quý khán giả có lòng hảo tâm giúp đỡ, xin liên hệ theo địa chỉ:

1/ Lê Thành Trung, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

2/ Chương trình “Thần tài gõ cửa", Đài PT-TH Vĩnh Long, số 50, Phạm Thái Bường, Phường 4, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 02706.250.555

3/ Tài khoản huy động ủng hộ các chương trình nhân đạo

– Tên đơn vị : Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long

– Địa chỉ: số 50, Phạm Thái Bường, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

– Số tài khoản: 111000034669 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương – Chi nhánh Vĩnh Long

Thùy Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *