Khi người cha, người chồng trong gia đình không may vấp phải biến cố bệnh tật thì những người phụ nữ vốn tay yếu chân mềm đã thay chồng gánh vác cả gia đình, biến khó khăn thành thử thách với hy vọng thoát khỏi sự bủa vây của khó nghèo.

Video clip chương trình Chuyến xe nhân ái – Kỳ 300: Tỉnh Bến Tre, tỉnh Tiền Giang, Tỉnh Long An và TP.HCM

Bà Võ Thị Phụng, ấp Long Thành, xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre

Chuyến xe nhân ái tuần này dừng lại ở ấp Long Thành, xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre tìm đến gia đình bà Võ Thị Phụng. Hơn 3 năm nay, bà Phụng thay chồng là ông Mai gánh vác gia đình khi căn bệnh thoái hóa cột sống của ông bắt đầu trở nặng.

Tuổi cao, sức yếu vì căn bệnh thoái hóa cột sốngnhưng bà Phụng dường như không từ nan bất cứ việc gì, từ làm cỏ vườn đến chăm sóc heo mướn cho người ta. Tuy nhiên gia đình luôn phải đối mặt với cảnh thiếu trước hụt sau do 2 cháu nhỏ Mị và Mến, con của ai, tại sao ở với bà, đang tuổi ăn học.

Bà Trần Thị Út, ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Gia đình chị Trần Thị Út  ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là hộ gia đình cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi chồng bệnh tật. Từ hơn 2 tháng nay, anh Chính, chồng chị Út phải thường xuyên nhập viện vì căn bệnh  gút của anh bắt đầu chuyển biến nặng.

Bên cạnh căn bệnh của chồng thì bệnh già của mẹ chồng cũng đang là mối lo cho chị Út, khi bà chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt đều nhờ vào con và 2 cháu

Tài sản lớn nhất của gia đình là 1 công đất trồng chanh, ổi nhiều năm rồi không cho huê lợi được là bao vì sâu bệnh, khiến cuộc sống càng thêm túng quẫn.

Ấp ủ dự định mua cây giống gầy dựng lại kinh tế gia đình từ cả năm nay, sau đó là mua thêm một con bò để nuôi, nhưng nghèo khó cứ đeo đẳng khiến chị Út vẫn chưa thực hiện được. 

Chị Trà Thị Lệ Nguyên, ấp 1, xã Vĩnh Phước Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An

Gia đình chị Trà Thị Lệ Nguyên, ngụ ấp 1, xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An cũng lâm vào khó khăn bế tắt khi một thành viên chẳng may phát bệnh. 6 năm mang bệnh suy thận mãn giai đoạn cuối, sức khỏe anh Sung ngày càng suy kiệt, phải chạy thận thường xuyên.

Với công việc may gia công bấp bênh, ít ỏi, chị Nguyên hết loay hoay với bài toán cơm áo thì lại tất tả chạy vạy lo chi phí chạy thận của chồng và tiền học hành cho 2 đứa con nhỏ đang học lớp 4.

Thương con, gần 80 tuổi, ông Đôi ngày ngày vẫn miệt mài với nắng gió công  trình để kiếm hơn 100 ngàn phụ vào chi phí thuốc thang cho con trai. Thế nhưng những cố gắng của cả ông Đôi và chị Nguyên chẳng thấm vào đâu so với những khoản chi tiêu quá lớn của gia đình, vì vậy mà căn bệnh lệch thận bẩm sinh của Hoàng, con trai của chị Nguyên không có điều kiện tái khám đều đặn.

Bà Trương Thị Lệ Hồng, ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh

Bà Trương Thị Lệ Hồng ngụ ấp 2, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM. Gần 60 tuổi,ngày ngày người phụ nữ này vẫn miệt mài rong ruổi trên khắp các nẻo đường để bán từng tờ vé số, gồng gánh gia đình suốt nhiều năm qua.

Bán đi căn nhà để đặt máy trợ tim, nhưng sức khỏe bà Hồng vẫn không ổn định, còn bản thân ông Vẽ, chồng bà cũng mắc chứng  viêm dạ dày mãn tính đã hơn 10 năm, không làm gì ra tiền.

Vốn không có con cái để tuổi già có thể nhờ cậy, cuộc sống của ông bà thêm phần khó khăn khi tiền trọ, tiền thuốc mỗi tháng hơn 3 triệu thì chi phí học hành cho Vy, đứa trẻ bị bỏ rơi mà ông bà đã rộng lòng cưu mang từ nhiều năm trước đang trở thành bài toán khó của gia đình

Cẩm Nhường

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *