Bên bờ hạnh phúc

Ngày 6-4-1975, Ban Thường vụ Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị đẩy mạnh tổng công kích, tổng khởi nghĩa giải phóng thành thị. Chỉ thị nêu rõ: “Tình thế cách mạng trực tiếp ở thành thị đã đến, nhiệm vụ cấp bách trước mắt đã quyện làm một với nhiệm vụ cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam”. 

Nữ tự vệ Sài Gòn bàn kế hoạch chiếm lĩnh, bảo vệ khu phố 

 

Triển khai chỉ thị của Trung ương Cục, Thành ủy Sài Gòn – Gia Định ban hành tài liệu “Những việc cần làm ngay trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thành phố được giải phóng”; đồng thời chỉ đạo điều chuyển bổ sung cán bộ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lực lượng: 1- Kiện toàn tổ chức lãnh đạo trên 2 cánh: Cánh A (Bí thư Thành ủy Mai Chí Thọ phụ trách) chỉ đạo nổi dậy ở nội thành, Bình Chánh, Nhà Bè; Cánh B (Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thành Thơ phụ trách) chỉ đạo giải phóng các huyện ngoại thành, trung tâm Gia Định; 2- Bố trí 700 cán bộ trong nội thành, 1.000 cán bộ ở ngoại thành làm nhiệm vụ hướng dẫn, phát động quần chúng nổi dậy; 3- Phân công nhiệm vụ cho lực lượng các ban ngành: Công vận, Thành đoàn, Hoa vận, Phụ vận, Binh vận, Trí vận, Tuyên huấn; 4- Tổ chức lực lượng vũ trang (2 trung đoàn Gia Định, 4 tiểu đoàn đặc công, biệt động, bộ binh, các đại đội bộ đội địa phương huyện, 3.345 dân quân du kích) chuẩn bị phối hợp tiến công đánh chiếm các mục tiêu và hỗ trợ quần chúng nổi dậy.

Chỉ thị ngày 6-4-1975 của Trung ương Cục miền Nam đã đẩy nhanh quá trình tiến tới giải phóng các đô thị tỉnh lỵ, huyện lỵ tại địa bàn Nam bộ và cực Nam Trung bộ, trong đó có thành phố Sài Gòn – Gia Định.

Theo SGGP Online

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *