Bên bờ hạnh phúc

Một trong những sai lầm của người nội trợ là cắt nhỏ cà rốt rồi mới đem nấu, làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu.

Ảnh: Huffingtonpost.

 

Theo Huffingpost, có nhiều yếu tố tác động đến lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Cách chế biến, nấu chín, thậm chí đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bạn hấp thu được từ thực phẩm. Có một số sai lầm nhiều người thường mắc phải khi nấu ăn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, chẳng hạn như:

1. Cắt nhỏ cà rốt rồi mới nấu nướng

Cắt nhỏ cà rốt khiến nhiều chất dinh dưỡng dễ hòa tan vào nước hoặc bốc hơi hết. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cà rốt sau khi rửa và gọt vỏ, bạn nên nấu nguyên củ, đợi đến khi cà rốt chín rồi mới cắt nhỏ để vừa miệng ăn. Nghiên cứu cho thấy cách nấu này giúp giữ lại được nhiều chất caroten có trong đó.

2. Trà

Một số nghiên cứu cho thấy việc thêm sữa vào trà làm mất đi một số lợi ích cho tim mạch vốn có của loài thực vật này. Nếu muốn tăng vị ngọt, thay vì dùng đường, hãy cho một ít nước trái cây vào trà vì vitamin C có trong quả chín giúp tăng cường các dưỡng chất có trong trà.

3. Tỏi

Tỏi sau khi nghiền hoặc giã, không nên sử dụng để chế biến ngay mà hãy để yên trong khoảng 10 phút. Đó là thời gian lý tưởng để tỏi tạo ra enzyme allicin, khi bạn ăn vào cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch.

4. "Nói không" với phụ gia cho rau trộn

Nước sốt hay các thành phần phụ ít béo cho món rau trộn được đánh giá là tốt cho sức khỏe. Không những thế, ngay cả một số loại gia vị chứa chất béo khi trộn vào rau cũng giúp bạn cảm thấy mau no và dễ chịu hơn. Vì thế đừng ngại thêm các loại gia vị vào rau trộn, điều quan trọng là chọn các loại phụ gia đảm bảo vệ sinh an toàn.

5. Ăn lê, táo chưa chín

Một số người thường thích ăn lê, táo còn ương vì nó có độ giòn ngọt vừa phải. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên để cho trái cây chín rồi mới ăn. Quá trình chín sẽ làm phân hủy các chất diệp lục trong lê, táo chín nhưng bù lại nó tạo ra nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho cơ thể hơn.

6. Súp lơ xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) là một trong những loại thực phẩm tốt nhất giúp ngừa ung thư. Nhưng làm thế nào để chế biến loại thực phẩm đặc biệt này lại là một vấn đề không nhỏ.

Một nghiên cứu năm 2008 đã chứng minh hấp là phương pháp duy nhất bảo quản được hoàn toàn dưỡng chất và làm gia tăng các thành phần chống ung thư có trong bông cải xanh. Luộc và chiên là hai cách không được khuyến khích. Nếu không thích hấp, bạn vẫn có thể luộc hay nấu canh súp bông cải xanh với thực phẩm có vị cay. Nên cho thêm nhiều gia vị vào món này bởi như thế sẽ giúp gia tăng thành phần chống ung thư của nó.

7. Mù tạt

Mù tạt dùng để chấm hải sản hoặc thêm vào nước sốt, rau trộn hay bánh mỳ. Nếu bạn quan tâm tới khả năng giảm viêm và nguy cơ mắc bệnh ung thư, hãy chọn ăn loại mù tạt vàng. Tuy rẻ nhưng loại mù tạt vàng mang lại nhiều lợi ích vì nó chứa một hợp chất curcumin (là hoạt chất có trong nghệ) không chỉ tạo màu vàng cho mù tạt mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Nguồn: Vũ Oanh ( VnE )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *