Ảnh minh họa (Internet)

Các nhà khoa học Đức vừa thực hiện thành công cuộc thử nghiệm đối với 1 loại mắt cấy ghép nhân tạo. Theo đó, các bệnh nhân mù đã có thể nhìn thấy hình dạng và sự vật trong những ngày diễn ra cuộc điều trị thử nghiệm. Với kết quả này các nhà khoa học nhận định thiết bị sẽ rất hữu dụng để cấy ghép cho bệnh nhân mắc căn bệnh mù lòa trong vòng 5 năm tới.

Giới chuyên gia mô tả kết quả cuộc thử nghiệm trên là 1 điều phi thường và cho rằng thiết bị mắt nhân tạo này có thể làm thay đổi cuộc sống của 200 ngàn bệnh nhân mù do viêm võng mạc sắc tố trên thế giới. Thiết bị do nhóm nghiên cứu người Đức đứng đầu là Giáo sư Eberhart Zrenner của Đại học Tuebingen phát minh.

Giáo sư Robert Maclaren, công tác tại Khoa Mắt trường Đại học Oxford của Anh cho biết ông rất ấn tượng với kết quả thử nghiệm của Giáo sư Zrenner: “Bạn không thể tưởng tượng được những người khiếm thị sẽ hạnh phúc như thế nào sau nhiều năm mù lòa bỗng dưng được nhìn thấy. Thiết bị cấy ghép này sẽ tạo 1 bước đột phá trong y học.”

Thiết bị là bộ vi mạch nhỏ hình vuông rộng 3 mm, dày 10 mm chứa khoảng 1.500 cảm biến ánh sáng bé xíu kết nối với điện cực và bộ khuếch đại. Thiết bị được cấy phía sau võng mạc mắt của bệnh nhân. Nó nằm hoàn toàn trong mắt và cho phép bệnh nhân nhìn thấy các vật thể bằng mắt của chính mình.

Thanh Tâm
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *