Bên bờ hạnh phúc

(Netlife) – "Con người của thời đại mới là người thấy được rằng mình còn rất nhiều kém cỏi và phải có ý chí để vươn lên với thế giới. Không phải người ta nói vài câu xoa đầu là đã sướng, mà mình phải làm sao tạo ra hàng hóa để bán cho họ, họ phải mua nhiều và mua nữa." – Ông Vương Trí Nhàn nói.

"Nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức…"



Nhà phê bình – nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn

– Theo ông, những thói hư tật xấu điển hình của người Việt là gì?

– Thứ nhất, chúng ta chưa bao giờ nghiên cứu thấu đáo về sự hình thành lịch sử của nước ta. Tại sao học sinh học dốt sử? Vì đa số lười đọc sử, học sử, nên đây là kết quả tất yếu. Lịch sử của chúng ta đã bị đặt dưới cái nhìn quan liêu, lơ là.

Thứ hai, dân tộc mình như "trẻ con", không quan hệ với nước ngoài, nhìn thấy nước ngoài là nhìn bằng ánh mắt thù hằn. Bây giờ, chúng ta nên phê phán trạng Quỳnh, trạng Lợn, chuyện Thần đồng đất Việt vì ở đó thực chất là đề cao mưu mẹo vặt, khôn lỏi, trí trá…

Cái gì vay mượn cũng phải nói rõ. Ngày xưa còn nói nghề in hay đúc đồng là học của Trung Quốc, nhưng giờ thì người ta nói cứ như là cái làng đó nghĩ ra nghề này. Đây là lừa dối, vậy thì dạy được trẻ con gì nữa.

Thứ ba là sau chiến tranh, mỏi mệt quá, giờ dân ta nghĩ là làm cái gì để khá lên một chút, nên thèm hưởng thụ lắm. Khi đi ra ngoài thì chệnh choạng, nên lộ ra rất nhiều nhược điểm cũ. Nhưng biết làm sao được, vẫn phải ra ngoài hội nhập thôi.

Một thói quen xấu còn để lại sau thời chiến là ý nghĩ cho rằng cứ làm liều là được, chứ không chịu học hỏi gì cả. Ngay trong giới nhà văn chúng tôi cũng nhiều sự bảo thủ, không chịu hội nhập. Ngày xưa, ở Hội Nhà văn còn có nhà văn nước ngoài sang giao lưu để mở mang, nhưng giờ thì không. Bảo học thì như có nhà văn nói,: Học để ăn cắp thì học để làm gì? Nói vậy sao được?!

Thói xấu lớn nhất của người Việt chính là thói xấu sợ nói ra tật xấu của mình, như ông đã nhận định. Vậy ngoài thói xấu này thì còn thói xấu nào lớn nữa?

– Thói xấu lớn nữa là nhiều người Việt không có nhu cầu tự nhận thức, xem lại mình là người như thế nào, đặt mình trong thời gian, không gian cụ thể thì sẽ ra sao. Chúng ta không có thói quen ghi lại biên niên sử, nên ví thử sau này khi muốn nghiên cứu về Nguyễn Du, Nguyễn Tuân thì chẳng ai biết năm đó các vị làm gì. Không thể cứ ngồi nhận định loạn lên, rồi tô vẽ nhăng cuội.

Tiếp nữa là sự thiếu chính xác ở rất nhiều việc. Có những người sống rất bột phát hồn nhiên, không có sự nghiên cứu, nghiền ngẫm nào khi viết hay nói cả, cứ nghĩ gì là viết đấy, chẳng cần tìm hiểu gì hết.

– Vậy thói hư tật xấu nào là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của con người cũng như đất nước?

– Theo tôi là thói tự kỷ trung tâm luận, thấy mình là trung tâm, cứ bắt người khác phải theo ý mình. Chúng ta hơi kiêu ngạo so với thế giới. Đây là điểm bất lợi cho sự phát triển. Những người đương thời bây giờ viết về Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh mà thiếu sự tôn trọng, tôi thấy vậy là láo!

– Theo ông, đặt ra vấn đề Nước Việt Nam nhỏ hay lớn có hợp lý không?

– Nhỏ hay lớn chỉ là tương đối. Theo tôi, nếu đặt vào một hệ quy chiếu nào đó để nói sẽ chính xác hơn. Như chuyện đặt vấn đề Nước Việt Nam là nước lạc hậu so với thế giới thì đúng, chứ nói lớn, nhỏ thì không có căn cứ. Chẳng lẽ dân tộc Thụy Điển, Thụy Sĩ có vài triệu dân thì không phải là dân tộc lớn sao?

"Thói hư tật xấu" thời hội nhập

– Ông rất tâm đắc với câu "Dân 25 triệu ai người lớn/ Nước 4000 năm vẫn trẻ con" của Tản Đà. Theo ông, khi chưa biết loại bỏ hết thói hư tật xấu thì chúng ta vẫn là "trẻ con"?

– Vâng! Đúng là trẻ con vì vẫn thích khen, thấy mình là quan trọng, chỉ biết mình thôi và chưa trưởng thành về mặt lý tính. Dân ta vẫn sống bột phát hồn nhiên, nghĩ gì là nói nấy. Tôi thấy dân mình như cây mọc nông, trong khi các dân tộc phát triển khác như cây cao bóng cả. Việt Nam sau chiến tranh thì như rừng cỏ tranh, người nào cũng xêm xêm nhau. Chứ ở các nước phát triển thì họ có cả cây cao bóng cả, cả cây thấp lẫn dây leo bụi rậm.

– Ông dẫn rất nhiều tài liệu trong Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (in năm 1938) để nói về thói hư tật xấu của người Việt. Vậy theo ông, cho tới thời điểm này, khi Việt Nam gia nhập WTO rồi thì những thói hư tật xấu đó đã được thay đổi chưa trong suốt gần 60 năm qua?

– Tôi nghĩ, thói hư tật xấu của người Việt không những không thuyên giảm, mà có vẻ như còn xuất hiện thêm ngày càng nhiều hơn. Và họ cũng có vẻ lý sự hơn trong việc cãi lấy được, chứ chẳng dựa vào luật lệ nào.

– Gia nhập WTO rồi mà người Việt ta vẫn chưa thay đổi ư?

– Tôi nghĩ, việc gia nhập WTO ch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *