Bên bờ hạnh phúc

Chiếm tỷ lệ cao trong sự lựa chọn của thí sinh, ngành Công nghệ thông tin đang trở thành ngành học hấp dẫn trong nhiều năm tới. PV thống kê mức điểm chuẩn trong số hơn 100 trường có đào tạo ngành này.

Năm nay, chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy ĐH, CĐ nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ chiếm tỷ lệ nhiều nhất với hơn 140.000 chỉ tiêu. Trong khi điểm trúng tuyển vào ngành này của các trường có sự chênh lệch khá lớn.

Năm 2009 điểm chuẩn vào ngành Công nghệ Thông tin (khối A) ở những trường tốp trên thường ngoài 20. Đơn cử, HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Bắc) lấy 24,5 điểm, riêng hệ đào tạo ngoài ngân sách lấy 18 điểm; ĐH Kinh tế Quốc dân lấy 22,5 điểm; ĐH Bách khoa Hà Nội và Bách khoa TP HCM lấy 21 điểm; ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) lấy 20,5 điểm… Để trúng tuyển vào những trường này thí sinh phải có học lực loại khá, giỏi.

Ảnh: Tiến Dũng.
Sinh viên ĐH FPT học trong thư viện. Ảnh: Tiến Dũng.

Tuy nhiên, "cửa" vẫn rộng đối với những thí sinh khối A có học lực trung bình khá và khá. Thí sinh có thể lựa chọn các trường đào tạo đa ngành hoặc một số trường ở phía Nam, với mức điểm chuẩn thấp hơn. Ví như, ĐH Thủy lợi ĐH Sư phạm Hà Nội lấy 16 điểm; HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở phía Nam) lấy 19,5 điểm (riêng hệ ngoài ngân sách là 15 điểm); ĐH Xây dựng lấy 17 điểm; ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP HCM) lấy 16 – 18 điểm tùy từng ngành; ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM lấy 17,5 điểm…

Ở những trường tốp dưới, chỉ cần 13-15 điểm thí sinh vẫn có thể lựa chọn ngành CNTT ở các trường công lập, ngoài công lập tự túc kinh phí đào tạo, hoặc cao đẳng. Điểm chuẩn năm 2009 vào ĐH Mỏ – Địa chất khối A là 15; Khoa Công nghệ thông tin (ĐH Thái Nguyên) khối A, D1 là 14; ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên khối A, D1 cũng là 14;

Hay như ĐH Lâm nghiệp lấy điểm khối A là 13; ĐH Chu Văn An khối A, D là 13; ĐH DL Hải Phòng khối A là 13; ĐH Văn Hiến khối A là 13 và khối D là 14; ĐH Hùng Vương khối A, D là 13; ĐH Hoa Sen khối A, D đều là 14; ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khối A là 13 điểm…

Thậm chí, nếu thí sinh có mức điểm dưới 13 vẫn có thể vào học các trường CĐ có đào tạo ngành này như: CĐ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp I, CĐ Giao thông Vận tải, CĐ Cộng đồng Hà Nội, CĐ Công nghệ Hà Nội

Hiệu trưởng ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Ngọc Bình khẳng định, trong 10 năm tới nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng, do đó ngành này sẽ vẫn hút thí sinh. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành này đều có việc làm sau khi ra trường.

Với điểm thi đại học từ sàn trở lên và vượt qua kỳ sơ tuyển đầu vào, sinh viên của ĐH FPT sẽ được cam kết có việc làm sau khi tốt nghiệp. Từ năm thứ ba sinh viên sẽ được đi thực tập và làm việc thực tế một năm tại doanh nghiệp thuộc Tập đoàn FPT.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *