Bên bờ hạnh phúc

Thí sinh được hướng dẫn tận tình trong kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2010.Ảnh: TẤN THẠNH

 

Chỉ tiêu nhiều, hồ sơ ít
 
Ông Lý Ngọc Đức, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại ngữ-Tin học TPHCM, cho biết năm 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 1.600 nhưng số hồ sơ đăng ký NV1 chỉ có gần 1.000 bộ. Với số lượng này may lắm chỉ có vài trăm TS đạt điểm sàn trở lên để có thể tham gia xét tuyển vào trường.
 
Tại Trường ĐH Hùng Vương, chỉ tiêu tuyển sinh là 1.660 nhưng chỉ có khoảng 2.000 TS đăng ký NV1 vào trường. Bà Nguyễn Thị Mai Bình, trưởng phòng đào tạo, dự đoán trong số này có khoảng 500 TS đạt điểm sàn trở lên và may lắm chỉ tuyển được 200 TS.
 
Ông Lưu Thanh Tâm, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, cho biết đây là năm đầu tiên trường thực hiện xét tuyển và nhận được 3.600 hồ sơ đăng ký NV1, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh là 2.200 TS. Theo kinh nghiệm, ông Tâm dự đoán chỉ khoảng 10%-12% trong số này đủ điều kiện xét tuyển, còn lại phải phụ thuộc vào xét tuyển NV2, NV3.
 
Theo bà Nguyễn Thị Mai Bình, năm nay đề thi ĐH được đánh giá là khó nên khả năng điểm chuẩn nhiều trường sẽ thấp hơn năm trước. Điểm chuẩn càng thấp thì các trường xét tuyển lại càng khó khăn vì số TS đạt điểm sàn rớt lại cũng sẽ ít hơn, chất lượng TS trúng tuyển sẽ không như mong muốn.
 
Nhiều ngành điêu đứng
 
Theo đại diện các trường, vài năm lại đây có những ngành học không tuyển được sinh viên dù điểm trúng tuyển chỉ bằng điểm sàn. Nỗi lo này lại càng lớn trong mùa tuyển sinh năm nay khi số hồ sơ đăng ký rất ít.
 
Theo ông Lý Ngọc Đức, ngành tiếng Trung và Trung Quốc học rất khó tuyển. Năm 2009, trường chỉ tuyển được chưa tới 10 TS mỗi ngành và cuối cùng không thể mở lớp, TS trúng tuyển phải chuyển sang ngành Hàn Quốc học nhưng lớp Hàn Quốc học cũng chỉ vỏn vẹn có 35 sinh viên. Ngành tiếng Nhật khả quan hơn nhưng cũng đang “chết” dần khi những năm trước tuyển được 4 lớp, vài năm gần đây chỉ tuyển được 2 lớp và năm nay mới có 40 hồ sơ đăng ký NV1.
 
Ông Lưu Thanh Tâm cho biết thêm là mấy năm nay, ngành tiếng Anh của trường rất khó tuyển, phải trông chờ đến NV3 mới đủ một lớp để duy trì ngành học. Lãnh đạo Trường ĐH Văn Hiến cũng cho biết đang xem xét đóng cửa một số ngành học nhiều năm không tuyển được sinh viên như ngành văn hóa quần chúng, Việt học… 
Theo Người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *