Bên bờ hạnh phúc

Nhiều loài chim trống nhỏ tấn công những kẻ săn mồi lớn hơn không chỉ nhằm bảo vệ đàn chim non mà còn để khoe mẽ sức mạnh với các con chim cái.

Một nghiên cứu mới được các nhà nghiên cứu tại Đại học Zurich ở Thụy Sĩ và Đại học Liên bang Ouro Preto ở Brazi thực hiện đã phát hiện ra điều lý thú trên.

Qua các thử nghiệm tại một trang trại ở bang Minas Gerais thuộc Đông Nam Brazil cho thấy, hành vi lao tới tấn công của các con chim khi có kẻ săn mồi và quấy rối tiềm năng như con cú tới gần được thể hiện ở nhiều trạng thái như kêu gọi, nhào lộn và thậm chí là xông tới tấn công.

Chú chim nhại nhỏ bé "liều lĩnh" tấn công đại bàng Harris Hawk ở Texas

Theo suy nghĩ thông thường các hành vi này chủ yếu được cho là để các con chim bảo vệ đàn và xua đuổi kẻ săn mồi. Nhưng đối với những con chim đực thì đây còn có thể là sự “quảng cáo” những phẩm chất thể lý tốt nhất của mình nhằm gây ấn tượng với các bạn tình tiềm năng.

Tiến hành chứng minh giả thuyết trên, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng các tình huống với sự xuất hiện của hai loài cú đặc trưng cho một cộng đồng chim ở Đông Nam Brazil. Trong đó một trường hợp là loài cú lùn chuyên ăn thịt các loài chim nhỏ và một trường hợp là loài cú đào hang ít có đe dọa tới các loài chim khác.

Qua thử nghiệm, 79 loài chim khác nhau đều có hành vi tấn công các con cú. Trong đó, phân tích kỹ hành vi 19 loài chim thuộc loại lưỡng hình tính dục (con đực và con cái nhìn khác nhau) cho thấy, hầu hết các cuộc tấn công đều xuất phát từ các con đực. Các con chim sẽ tấn công mạnh hơn khi không phải trường hợp cú đào hang là một chỉ báo cho thấy chúng có thể đánh giá được nguy cơ từ kẻ thù.

Đặc biệt khi có càng nhiều chim cái ở xung quanh thì cường độ tấn công các con cú của những con chim đực cũng mạnh hơn.

“Các con cái có thể sử dụng các sự kiện tấn công này để đánh giá chất lượng của một con đực, ví dụ như các kỹ năng tăng tốc của con đực có thể cho phép nó thoát khỏi một cuộc tấn công của kẻ săn mồi” – Tiến sĩ Filipe Cunha tại Đại học Zurich nói.

“Đặc điểm này cũng có thể cung cấp những manh mối về khả năng một con đực sẽ có thể bảo vệ tổ hoặc thức ăn tốt như thế nào” – Cunha nói thêm.

Đồng thời theo Tiến sĩ Cunha, những hành vi như trên của con đực còn có các tác động xã hội quan trọng trong đàn chim, chẳng hạn như việc dạy các con chim non phân biệt bạn và thù. Các kết quả nghiên cứu như vậy có thể giúp hiểu tốt hơn về quá trình tiến hóa của hành vi chống lại kẻ thù của loài chim

Theo khoahocphattrien

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *