Từ lâu, cây lô hội – hay còn gọi là nha đam – đã được sử dụng làm thuốc ở nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh tác dụng làm thuốc, lô hội còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc.

 

Bên cạnh tác dụng làm thuốc, lô hội còn được dùng trong nhiều loại mỹ phẩm làm đẹp, dưỡng nhan sắc. Tuy nhiên, đông y xếp lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thủy. Những người bị bệnh tim được khuyến cáo tránh dùng, vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim và không được sử dụng cho trẻ em. Ảnh: Internet

Cây lô hội có tên khoa học là Aloe vera, thuộc họ hành tỏi. Theo nghĩa hán, lô có nghĩa là đen, hội là hội tụ, đọng lại, ý chỉ nhựa cây lô hội khi cô lại có màu đen, có thể đóng thành bánh. Từ lâu, lô hội là một vị thuốc rất thông dụng trong dân gian với nhiều công dụng hữu ích không chỉ đối với sức khỏe, mà còn có tác dụng làm đẹp. Hoạt chất chủ yếu của lô hội aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong lô hội có chứa một ít tinh dầu màu vàng…

Trong Y học cổ truyền, lô hội từ lâu đã được dùng làm thuốc. Cây có vị đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận tràng, thông đại tiện nên được dùng trị các loại bệh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, đái tháo đường…

Theo quyển “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của giáo sư Đỗ Tất Lợi, lô hội là một vị thuốc bổ (liều nhỏ từ 0,05 – 0,1gr) giúp tiêu hóa vì nó kích thích nhẹ niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao, nó là một vị thuốc tẩy mạnh, nhưng tác dụng chậm và có thể gây xung huyết ở các cơ quan bụng, nhất là ở ruột già. Với liều dùng 0,08gr bột lô hội sẽ trị được táo bón, vàng da, yếu gan, v.v…

Còn theo “Từ điển Bách khoa dược học”, dùng với liều từ 20 – 50mg bột nhựa khô của lô hội (tương đương 1 – 2 lá tươi) giúp ăn ngon, kiện tỳ vị, nhuận gan, lợi mật. Liều từ 50 – 100 mg giúp nhuận tràng, tẩy xổ nhẹ.

Tuy nhiên, Đông y xếp lô hội vào loại thuốc tẩy xổ và trục thủy. Những người bị bệnh tim được khuyến cáo tránh dùng, vì có nguy cơ gây loạn nhịp tim và không được sử dụng cho trẻ em. Ngoài ra, nhựa lô hội nếu dùng liều cao có thể gây độc. Thế nên, người sử dụng nó nên tìm hiểu kỹ cách sử dụng, liều dùng và tác dụng không mong muốn của lô hội để đảm bảo đúng thuốc, đúng bệnh thì mới phát huy được hiệu quả thật sự của vị thuốc đa dụng này.

Huy Thuỳ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *