Bên bờ hạnh phúc

Từ cuối thế kỷ XV kéo dài đến một thế kỷ sau đó là thời kỳ chiến quốc Sengoku ở Nhật Bản, lãnh chúa các địa phương tự thành lập quân đội và phát động chiến tranh, xung đột quân sự xảy ra trên khắp cả nước. Trong giai đoạn này, áo giáp và nón sắt là quân trang được chú trọng phát triển nhất.

Nón sắt có nhiều kiểu dáng khác nhau

 

Nón sắt có nhiều kiểu dáng khác nhau, nổi bật nhất là loại nón mô phỏng hình ảnh các loài động vật và sự vật trong tự nhiên. Thời Chiến quốc, áo giáp của Ii Nao-masa rất nổi tiếng. Ông là thuộc tướng của Toku-gawa Ie-yasu – người sau này trở thành tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Toku-gawa.

Ii Nao-masa – tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Toku-gawa

 

Trên chiếc nón sắt của Nao-masa trang trí hai mảnh kim loại lớn tượng trưng cho cặp sừng khổng lồ. Trang phục bảo vệ này đã tạo nên nét đặc trưng của dũng tướng Nao-masa trong suốt thời gian ông ngang dọc trên chiến trường.

Áo giáp và nón sắt đặc trưng của dũng tướng Nao-masa

 

Điểm nổi bật trong trang phục ra trận của Ii Nao-masa là tất cả các chi tiết cấu thành nên bộ áo giáp và nón sắt đều có màu đỏ như máu. Đó là chiến thuật quân sự đánh vào tâm lý của Nao-masa.

Nao-masa đã thiết lập đội quân samurai trang bị áo giáp, mũ sắt và cờ trận toàn màu đỏ. Màu đỏ tác động mạnh đến tinh thần quyết chiến của binh sỹ nhưng lại khiến kẻ thù rơi vào trạng thái nao núng. Ý chí chiến đấu dũng mãnh và đặc điểm quân trang đã tạo nên danh tiếng cho đội quân của Nao-masa và họ được biết đến với biệt danh “Đội quân quỷ đỏ”.

Đội quân của Nao-masa và họ được biết đến với biệt danh “Đội quân quỷ đỏ”

 

Ngoài bộ áo giáp nổi tiếng của Nao-masa, trong giới samurai Nhật Bản tồn tại vô số kiểu nón sắt được thiết kế dựa theo hình thù của các loài động vật và quan niệm tín ngưỡng huyền bí, điển hình là chiếc nón sắt được trang trí hình cặp sừng nai. Theo quan niệm của người Nhật, hươu, nai là con vật của thần linh. Nón sắt có sừng nai hàm ý là nơi trú ngụ sức mạnh của thần linh. Ngoài ra, người đội chiếc nón sắt có hình đôi tai thỏ được tin là sẽ trở nên nhanh nhẹn và luôn gặp vận may.

 

 Nón sắt được trang trí bằng cặp sừng nai và hình đôi tai thỏ

 

Trong thế giới nón sắt của Nhật Bản còn chiếc nón hình thù khá rườm rà với lông vũ ở hai bên, phía trước là một đoạn tròn làm từ lông chồn đen tượng trưng cho thân hình của một loài sâu bướm. Các chiến binh samurai quan niệm rằng, khi đội chiếc nón này ra chiến trường, họ sẽ có được khả năng ứng biến tựa như loài sâu hóa thành bướm.

Chiếc nón sắt mô phỏng loài sâu bướm…..

 

Chiếc nón sắt của chiến binh samurai còn được thiết kế dựa theo hình dáng loài vẹt Karak. Ở đó, vẹt Karak đã được thần thánh hóa với bộ mặt trông giống con người, tuy nhiên, các yếu tố căn bản của loài chim như lông vũ và chiếc mỏ sắc nhọn vẫn không thay đổi.

….và thần vẹt Karak

 

Thần vẹt Karak được cho là có sức mạnh đáng sợ, nhanh nhẹn và rất khôn ngoan – những tố chất mà hầu như các chiến binh samurai đều mong muốn sở hữu. Vì vậy, họ tin rằng, đội nón sắt Karak khi ra trận người chiến binh sẽ có được sức mạnh và sự minh mẫn.

Thanh Tâm
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *