Bên bờ hạnh phúc

Trong đời sống văn hoá của người Việt, từ rất lâu, lời chào là ngôn ngữ đầu tiên trong giao tiếp và có một vị trí hết sức quan trọng. Lời chào không chỉ là một nghi thức trong giao tiếp mà nó còn biểu hiện đời sống tâm lý của cộng đồng nhằm hướng đến việc duy trì tốt các mối quan hệ xã hội giữa mọi người với nhau. Vì vậy ngày xưa, ông bà ta từng dạy “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ” hay “Đi thưa về trình”.

Vì vậy, tại nhiều gia đình, các bậc cha mẹ vẫn luôn cố gắng gìn giữ nếp lễ giáo này và giáo dục con cháu cần phải xem trọng việc chào hỏi giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi có khách đến nhà hay khi giao tiếp ngoài xã hội.

Lời chào đã thật sự trở nên thông dụng và luôn uyển chuyển, linh hoạt, đến mức nó đã trở thành lời cửa miệng mỗi khi chúng ta giao tiếp. Lời chào không chỉ thể hiện sự tôn kính giữa những người trẻ với người cao tuổi, mà tuỳ vào điều kiện, mối quan hệ giao tiếp giữa mọi người với nhau, trong một số trường hợp, lời chào còn kèm theo những cử chỉ, điệu bộ thân thiết, gần gũi giữa những người cùng trang lứa.

Tuy nhiên, những lo toan, bộn bề từ cuộc sống hiện tại mà ở nhiều gia đình ở nông thôn và thành thị, văn hoá chào hỏi dường như rất thưa thớt, thậm chí nhiều người còn quên mất lời chào, hoặc lời chào đã được đơn giản hoá. Vì vậy, đôi khi lời chào chỉ được thực hiện qua loa, chiếu lệ. 

Lời chào không chỉ là sự giao tiếp mà nó còn gián tiếp thể hiện nhân cách của mỗi người. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng gìn giữ để lời chào luôn là một trong những nét đẹp văn hóa trong cách sống của mỗi gia đình Việt Nam. 

Tiếng nói, lời chào phải được trang bị từ chính trong gia đình thông. Ngoài ra, sự giáo dục của nhà trường và các đoàn thể cũng đóng vai trò lớn trong việc xác lập các mối quan hệ giao tiếp, làm phong phú thêm văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của mỗi người trong đời sống hàng ngày.

THVL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *