Bên bờ hạnh phúc

Trước tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, nhiều tổ chức đã cung cấp tài liệu hướng dẫn những kiến thức cơ bản nhất giúp bảo vệ an toàn cho trẻ.

Trẻ bị xâm hại tình dục vốn đã vô cùng sợ hãi, do đó khi trẻ dám nói ra điều này, người lớn hãy đừng vì quá lo lắng mà phản ứng quá đà, khiến trẻ càng sợ hãi hơn – Ảnh: Reuters

 

 

Ngay cả khi trẻ có kiến thức tự bảo vệ mình thì sự an toàn của chúng vẫn là trách nhiệm của người lớn. Theo đó người lớn cần có những biện pháp chủ động để bảo vệ trẻ khỏi nạn xâm hại tình dục.

Tổ chức Darkness to Light cung cấp một tài liệu gồm 5 bước hướng dẫn cha mẹ cách thức có thể giúp trẻ an toàn hơn trước những con yêu râu xanh.

Bước 1: Cha mẹ cần hiểu rõ thực trạng trẻ em đang bị xâm hại tình dục nghiêm trọng như thế nào, từ đó nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm bản thân trong việc bảo vệ con mình. Theo đó, xâm hại tình dục trẻ em là một trong những nguyên nhân gốc rễ gây ra nhiều rắc rối về xã hội cũng như sản xuất trong cộng đồng xã hội.

Cha mẹ cũng cần hiểu rằng nguy cơ tấn công tình dục với con mình từ người lạ trên thực tế hóa ra không nhiều, mà chủ yếu lại đến từ bạn bè hay chính những người trong gia đình. Chưa kể là những kẻ xâm hại tình dục trẻ em có hành xử bề ngoài cũng hệt như những người bình thường, thậm chí chúng còn tỏ ra đáng tin cậy để có thể tìm được cơ hội tiếp xúc gần con cái bạn.

Bước 2: Giảm thiểu tối đa các tình huống có thể tạo điều kiện xảy ra tai nạn này với con. Hơn 80% các vụ xâm hại tình dục trẻ em xảy ra trong những tình huống trẻ cảm thấy đơn độc hoặc khi chỉ có riêng trẻ ở với đối tượng xâm hại..

Bước 3: Tìm hiểu những cách thức có thể trò chuyện cởi mở với con cái về cơ thể chúng, về giới tính và những giới hạn cần thiết để được an toàn. Nhờ sự chuẩn bị này, trẻ sẽ không còn sợ hãi và muốn che giấu khi có những bất thường xảy đến với chúng, chúng cũng hiểu được các mối quan hệ lành mạnh là như thế nào.

Trò chuyện và tạo sự gần gũi với con chính là một trong những cách bảo vệ tốt nhất của cha mẹ với chúng. Hãy dạy con rằng chúng có quyền nói "không" khi nhận thấy những gì đi quá giới hạn an toàn, không chia sẻ thông tin cá nhân khi lên mạng. Cha mẹ cần hiểu được vì sao trẻ sợ nói ra sự thật và cách thức mỗi đứa trẻ muốn trao đổi với người thân trong những sự cố nghiêm trọng là như thế nào.

Bước 4: Nhận ra các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Cha mẹ không nên lầm tưởng có thể nhìn thấy những dấu hiệu rõ rệt khi trẻ bị xâm hại tình dục. Mặc dù có thể trong một số trường hợp, cha mẹ sẽ thấy ngay những bất thường như mẩn đỏ, sưng, viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hay đường tiết niệu của trẻ, nhưng còn có những dấu hiệu khác về tâm lý mà các bậc cha mẹ thực sự phải "học" để có thể nhận diện chính xác. Hãy phòng ngừa trường hợp trẻ không hề có biểu hiện bất thường nào.

Bước 5: Phản ứng một cách có trách nhiệm. Khi trẻ quyết định tiết lộ việc bị xâm hại tình dục với bạn, tức là trẻ hoàn toàn tin rằng bạn là người đáng tin cậy. Do đó, đừng phản ứng quá đà theo kiểu hoảng sợ, giận dữ, không tin tưởng, có thể khiến trẻ hoảng sợ và co mình lại hơn.

Hãy hình dung như khi trẻ bị gãy tay hay sốt cao, bạn biết cách bình tĩnh và biết chỗ cần phải tìm tới để giúp bạn giải quyết vấn đề cho trẻ, hãy làm như vậy trong tình huống này, bất kể tính chất sự việc nghiêm trọng hơn nhiều.

Dưới đây là tài liệu của trang E2epublishing dành cho trẻ em:

 

Nguồn: D.Kim Thoa ( TTO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *