Bên bờ hạnh phúc

Rất sâu dưới đáy Ấn Độ Dương, gần miệng phun thủy nhiệt nóng nực, nơi những dòng nước nóng phun trào thành những cột khói đen và cao, có loài động vật chân bụng kỳ lạ sinh sống với tên khoa học là Chrysomallon squamiferum. Đây là một loài ốc sên thủy nhiệt thuộc họ động vật thân mềm sống dưới đáy biển sâu. Môi trường sống khắc nghiệt đã khiến ốc phải tự thích nghi bằng một bộ "áo giáp" độc đáo. Đó chính là một chiếc vỏ gồm ba lớp.

Lớp ngoài cùng dày khoảng 30 micromet, được làm bằng sulfua sắt. Lớp này có thể vỡ khi bị va đập nhưng đó cũng là cách để ốc hấp thụ năng lượng, đồng thời làm nản lòng bất cứ kẻ thù nào muốn tấn công nó.

Lớp giữa là sừng hữu cơ, tương tự như lớp phủ bằng protein mỏng ở trên các loại vỏ ốc khác. Đây cũng là lớp dày nhất trong ba lớp và cũng là dày nhất (khoảng 150 micromet), có tác dụng như một tấm đệm hữu cơ "giảm đau" cho ốc.

Lớp trong cùng là aragonite – một dạng canxi carbonat thường được tìm thấy trong vỏ của nhiều loài động vật thân mềm và san hô khác nhau.

Đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ.

Môi trường sống khắc nghiệt khiến ốc phải thích nghi với chiếc vỏ gồm 3 lớp.

Như vậy, mỗi lớp trong chiếc vỏ dày của ốc đều có vai trò quan trọng đóng góp vào sự hiệu quả về mặt phòng ngự của ốc. Các nhà khoa học cho biết đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ. Quân đội Mỹ hiện đang nghiên cứu để chế tạo loại áo giáp mới hiệu quả.

Theo kienthuc 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *