Bên bờ hạnh phúc

Ngoại trừ Đà Nẵng, các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM và Hải Phòng đều sụt giảm thứ hạng trong PCI 2010. Đáng chú ý, lần đầu tiên TPHCM chuyển từ nhóm Tốt sang nhóm Khá, còn Hà Nội tuy vẫn nằm trong nhóm Khá nhưng đã giảm tới 10 bậc…
 

PCI góp phần quảng bá

Sáng 16/3, báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2010 chính thức thể hiện quan điểm của 7.300 doanh nghiệp dân doanh Việt Nam tham gia khảo sát đã được công bố.
 
Đà Nẵng tiếp tục dẫn đầu PCI 2010.
 

Theo kết quả PCI 2010, doanh nghiệp đánh giá có sự cải thiện ở một số lĩnh vực như: chất lượng đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực khác như: chi phí gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, tính minh bạch và chi phí thời gian lại có xu hướng sụt giảm. Điều đó cho thấy gánh nặng tuân thủ các thủ tục, quy định pháp luật ngày càng gia tăng đối với khu vực kinh tế tư nhân.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp thành phố Đà Nẵng là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2010, tiếp theo là Lào Cai và Đồng Tháp. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có bước tiến ổn định trong cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của mình.

Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, địa phương đứng đầu PCI cho biết: Từ năm 2005 đến nay, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là một căn cứ tham khảo quan trọng của chính quyền thành phố Đà Nẵng trong việc hoạch định chính sách, cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

Chỉ số PCI cũng là một kênh thông tin hữu dụng giúp các doanh nghiệp lựa chọn địa điểm đầu tư hoặc cân nhắc khả năng mở rộng sản xuất và kinh doanh để đạt hiệu quả mong muốn.

“Do vậy, trong những năm gần đây chỉ số PCI đã góp phần quảng bá đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước” – ông Minh nói.

Hà Nội đứng cuối trong chỉ số “Tiếp cận đất đai”

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, những khó khăn của Việt Nam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính trong năm 2010 dường như phản ánh một phần trong cảm nhận của doanh nghiệp về chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh.

Chất lượng điều hành kinh tế cấp tỉnh năm qua rất ít cải thiện. Bằng chứng là số tỉnh thuộc nhóm Rất tốt và nhóm Tốt đều giảm trong khi số tỉnh thuộc nhóm Thấp và Rất thấp lại tăng lên.

Trong 5 thành phố trục thuộc Trung ương thì chỉ có Đà Nẵng giữ nguyên vị trí dẫn đầu, Cần Thơ tiếp tục nằm trong nhóm Tốt. Nhưng 3 thành phố còn lại gồm Hà Nội, TPHCM và Hải Phòng đều sụt giảm thứ hạng.

TPHCM lần đầu tiên chuyển từ nhóm Tốt sang nhóm Khá với mức giảm 7 bậc, Hà Nội và Hải Phòng vẫn nằm trong nhóm Khá nhưng giảm lần lượt là 10 và 12 bậc trong bảng xếp hạng PCI 2010.

Các trung tâm kinh tế này cũng đứng ở nhóm cuối cả nước trong chỉ số về Tiếp cận đất đai, trong đó Hà Nội là đứng cuối cùng. Bên cạnh đó, mặc dù đã có những thay đổi và cải thiện trong hệ thống “một cửa liên thông” trong đăng ký kinh doanh và sử dụng CNTT hiện đại nhưng Hà Nội và TPHCM vẫn đứng ở nhóm cuối các tỉnh về chỉ số gia nhập thị trường.

Bên cạnh việc đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá và công bố bảng xếp hạng về chất lượng hạ tầng. Đây là vấn đề được doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách coi là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng của cả nước.

Lý do đấy cũng lý giải vì sao có nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn những địa phương tuy có chỉ PCI thấp nhưng hạ tầng phát triển. Các chuyên gia nghiên cứu cũng nhận định, cải thiện chất lượng không thể diễn ra “ngày một ngày hai”.

Tuy nhiên, con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn và đòi hỏi ít nguồn lực hơn là cần cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của địa phương mình, tăng vị trí của mình trong bảng xếp hạng PCI.

Theo Lan Hương(Dân Trí)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *