Bên bờ hạnh phúc

Cứ 6 tháng một lần, người dân trên đảo Pheasant lại có quốc tịch mới, khi là Pháp và sau đó lại trở thành người Tây Ban Nha.

Cách sông Bidasoa khoảng 6 km, cạnh biên giới Pháp – Tây Ban Nha và nằm ngay trên biển Đại Tây Dương là hòn đảo nhỏ Pheasant. Hòn đảo đã tồn tại từ nhiều năm về trước, nhưng đến 1659, nó chính thức mang một sứ mệnh mới: khi chính quyền Pháp và Tây Ban Nha cùng nhau ký kết hiệp ước Pyreness, kết thúc 30 năm chiến tranh giữa hai bên.

Đảo Pheasant được cai trị chung bởi hai quốc gia Pháp – Tây Ban Nha

Theo hiệp ước, hòn đảo được chia làm hai: một nửa thuộc Pháp, nửa còn lại của Tây Ban Nha. Một đường biên giới mới được vạch ra, chạy dọc theo dãy núi Pyrenees, kéo dài qua sông Bidasoa và kết thúc ở vịnh Biscay của Đại Tây Dương. Như vậy, hòn đảo được mặc định thuộc về hai nước, với hai nửa khác nhau.

Bức tranh sơn dầu vẽ lại cảnh vua Pháp và Tây Ban Nha gặp mặt để ký hiệp ước Pyrenees

Tuy nhiên, chính phủ Tây Ban Nha và Pháp lại có sự phân chia quyền cai trị một cách độc đáo. Đó là họ cùng nhau quản lý toàn bộ lãnh thổ của Pheasant, cứ 6 tháng một lần. 6 tháng đầu là của Pháp thì 6 tháng sau, nó lại thuộc địa phận Tây Ban Nha.

Do vậy, người dân sống trên đảo này mang theo hai quốc tịch. Cứ một năm hai lần, 6 tháng họ là dân Tây Ban Nha và nửa năm sau họ là công dân của Pháp. Ngày nay, Pheasant là vùng lãnh thổ chung lâu đời và độc đáo nhất thế giới.

Du khách đều tỏ ra thích thú với việc thay đổi quốc tịch của người dân bản địa. Nhiều người cho biết, họ cũng rất muốn được nhập tịch tại hòn đảo này và trở thành công dân của cả hai cường quốc trên thế giới, cũng như hưởng nhiều ưu đãi mà cả hai quốc gia mang lại. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Pheasant vẫn là vùng đất mà du khách không được lui tới.

Hai bên thực hiện nghi lễ chuyển giao quyền lực mỗi 6 tháng 1 lần

Trước khi xảy ra chiến tranh và ký kết hiệp ước, Pheasant không thuộc về một quốc gia nào chính thức. Nó là địa điểm trung lập, trở thành nơi thường xuyên diễn ra các cuộc gặp cấp cao giữa vua Pháp – Tây Ban Nha. Nơi đây cũng được sử dụng làm nơi trao đổi tù binh giữa 2 nước.

Qua năm tháng, trên đảo dần diễn ra các sự kiện lịch sự quan trọng. Một trong số đó là cuộc gặp gỡ giữa vua Pháp Louis XIII và cô dâu người Tây Ban Nha, công chúa Ana của nước Áo. Vua Philip IV người Tây Ban Nha cũng gặp vợ tương lai người Pháp của mình tại hòn đảo này.

Ngày nay, cứ hết 6 tháng, trên đảo lại diễn ra một buổi lễ nhỏ để hai bên thực hiện việc chuyển giao quyền lực.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *