Bên bờ hạnh phúc

Trong khi Chính phủ đang nỗ lực giải cứu 10.300 lao động Việt Nam thoát khỏi vùng chiến Libya thì nhiều doanh nghiệp trong nước đã đề nghị được tiếp nhận số nhân công này với mức lương từ 200 đến 1.000 USD mỗi tháng.

Ông Ngô Văn Tuân, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty Cổ phần Vinaconex 6 trụ sở Hà Nội cho biết: “Đọc báo, xem tivi, tôi lại hình dung ra hoàn cảnh tương tự năm 1991 khi chiến tranh Iraq. Phần lớn cán bộ, nhân viên xuất khẩu lao động từ Iraq và các nước Đông Âu cũ trở về đã chung tay xây dựng lên Vinaconex ngày hôm nay. Với các lao động từ Lybia về, Vinaconex 6 đề nghị tuyển 10 kỹ sư, đốc công, kỹ thuật viên và trên 100 công nhân các nghề: nề, sắt, hàn, cốp pha, điện, nước để thi công công trình trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận”.

Ông Tuân đánh giá cao lao động từ Libya trở về vì được đào tạo bài bản, đã làm việc trong môi trường chuyên nghiệp ở nước ngoài, có tác phong kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động, những thứ mà lao động trong nước đang thiếu. “Chúng tôi sẽ quản lý trực tiếp số công nhân có tay nghề từ Libya trở về và áp dụng những chính sách đặc biệt để thu hút, sử dụng và nâng cao thu nhập. Hiện tại thu nhập tối thiểu của công nhân có tay nghề là 130.000 đồng một ngày công. Ngoài ra, công ty đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật và hưởng lương khoán theo năng suất chất lượng công”, ông Tuân nói.

Để xúc tiến nhanh việc tuyển lao động, Trưởng phòng Tuân cho biết, ngoài việc thông báo tuyển dụng trên website của công ty, Vinaconex 6 đã báo cáo Tổng công ty và có văn bản gửi Công ty Vinaconex Mec, một công ty con của Tổng công ty Vinaconex để đề nghị tuyển một bộ phận trong số gần 3.000 lao động của công ty này từ Libya trở về.

 

Lao động Việt Nam từ Libya trở về trên chuyến chuyên cơ sáng 9/3.
Ảnh: Nguyễn Hưng.

 

Từ ngày 28/2, Công ty cổ phần công nghiệp xây dựng Toàn Phát (Topaco) có trụ sở tại quận Đống Đa (Hà Nội) đã có văn bản gửi Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Sona) để tạo điều kiện cho việc tiếp nhận bộ phận kỹ sư, công nhân kỹ thuật trở về từ Libya. Công ty này thậm chí còn xin được tham gia cùng đoàn đón tiếp lao động từ Libya của Sona để gặp gỡ và giới thiệu chương trình tuyển dụng trực tiếp đến từng lao động.

Ông Nguyễn Ngọc Vinh, Tổng giám đốc Topaco đánh giá cao những lao động từ Libya trở về do có tay nghề, được rèn luyện, làm việc trong môi trường xây dựng chuyên nghiệp, tác phong kỷ luật tốt. Topaco đang trong quá trình phát triển, rất cần tăng cường lực lượng nhân viên có năng lực, kinh nghiệm. “Lao động xuất khẩu phần lớn là nghèo, phải vay mượn để đi, giờ thành thất nghiệp, lãi mẹ đẻ lãi con, cái nghèo đeo bám mãi. Nếu tìm được việc, có thu nhập, họ sẽ phần nào gỡ bỏ được gán nặng nợ nần”, ông Vinh nói.

Tổng giám đốc Vinh cho biết, nhu cầu tuyển dụng của công ty là rất lớn, khoảng 40 kỹ sư, đội trưởng, chỉ huy trưởng công trình với mức thu nhập từ 350 đến 1.000 USD mỗi tháng và 350 thợ xây dựng, thợ hàn, mức lương mỗi tháng 200-250 USD. “Ngay trong tháng 3 chúng tôi cần tuyển 100 lao động để thi công các công trình xây dựng, thủy điện tại miền núi phía bắc. Tuy nhiên qua tiếp xúc thấy nhiều lao động muốn về quê ổn định tâm lý, sau đó mới tính đến xin việc. Nếu họ về quê tới 2-3 tháng thì chúng tôi buộc phải tìm nguồn khác”, ông Vinh nói.

Công ty Cổ phần Nội thất Hòa Phát trụ sở tại KCN Phố Nối A (Văn Lâm, Hưng Yên) cho biết, đang cần tuyển lao động có tâm huyết, sức khỏe để sản xuấ sản phẩm nội thất văn phòng, gia đình, trường học. Ngành nghề cần tuyển là cơ khí, mộc, lao động phổ thông (về doanh nghiệp tự đào tạo), làm việc tại 7 nhà máy đặt tại khu công nghiệp Như Quỳnh, Phố Nối A (Hưng Yên) và hai chi nhánh tại Bình Dương, Cái Lát (TP HCM). Nhu cầu tuyển rất lớn, khoảng 500 lao động, nhưng mức lương khoán nhìn chung không hấp dẫn, dao động 2,8-3,5 triệu đồng mỗi tháng.

Không chỉ các doanh nghiệp trên, hiện nay nhu cầu lao động trong nước đang rất thiếu, nhất là trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Tại sàn giao dịch việc làm của Hà Nội, trong phiên giao dịch 20/2, nhu cầu tuyển lao động ở trình độ trên lên tới 2.000, chiếm 85% nhu cầu của cả phiên, tuy nhiên số tuyển dụng rất ít, chỉ khoảng 700.

Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Đào Công Hải, Cục phó Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết, 90% lao động đi làm việc tại Libya làm trong ngành xây dựng, ngành được nhiều thị trường rất cần. Ví dụ Malaysia đang rất khát lao động Việt Nam, mức lương 4-6 triệu đồng mỗi tháng. “Những người từ Libya về nước, nếu muốn tiếp tục đi xuất khẩu để thoát nghèo sẽ được tạo điều kiện tối đa”, ông Hải nói.

Theo VnExpress

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *