Bên bờ hạnh phúc

Những năm qua, việc phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người dân. Do vậy, nhu cầu củng cố và nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở, nhằm phát hiện sớm và xử lý nhanh gọn dịch bệnh đặt ra rất cấp bách đối với ngành Thú y tỉnh Vĩnh Long.

Ảnh minh họa

Cũng như các tỉnh khu vực ĐBSCL, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Trong năm 2009, toàn tỉnh có 2 huyện xảy dịch cúm gia cầm và bệnh tai xanh trên heo.

Trước tình hình đó, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT. Trạm thú y các huyện dịch phối hợp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh huyện, xã tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như tiêm phòng, bao vây ổ dịch, cách ly vật nuôi bị bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, xử lý ao nuôi đối với thủy sản… Nhờ vậy, các ổ dịch sớm được bao vây, dập tắt, không lây lan trên diện rộng.

Tính đến thời điểm đầu năm 2010, ngoài lực lượng cán bộ chuyên trách về công tác thú y, toàn tỉnh phát triển hệ thống mạng lưới cộng tác viên thú y rộng khắp tại 107 xã, phường với tổng số trên 850 người.

Để tăng cường công tác phát hiện, giám sát, phòng chống nguy cơ dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, hằng năm, Chi cục Thú y tỉnh còn tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng cộng tác viên. tăng cường sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể địa phương và đội ngũ thú y cơ sở trong các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phóng chống dịch. Mạng lưới thú y cơ sở đang từng bước được mở rộng và chuẩn hoá theo hướng xã hội hoá, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho phát triển chăn nuôi.

Để khống chế và tiến tới thanh toán các dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, việc xã hội hóa mạng lưới thú y cơ sở đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc quy hoạch, xã hội hóa mạng lưới thú y cơ sở là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước về phát triển chăn nuôi và nhu cầu phát triển sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Đây cũng là cơ sở để các địa phương sớm có quy hoạch chăn nuôi hợp lý và quản lý đàn gia súc, gia cầm tốt hơn.

Lê Hải

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *