Bên bờ hạnh phúc

Đâu phải chỉ động vật mới mắc phải căn bệnh hiếm này.

Bạn có biết, không riêng gì con người và động vật, căn bệnh hiếm bạch tạng cũng xảy ra ở thực vật?

Cũng giống như ở động vật, hiện tượng thiếu sắc tố ở thực vật cũng khiến cho chúng có màu trắng xóa.

Nhưng ở thực vật, nếu thiếu sắc tố xanh, cây cỏ sẽ không tổng hợp được chất diệp lục, từ đó sẽ không diễn ra quá trình quang hợp.

Nếu không quang hợp, chúng sẽ héo úa dần và chết.

Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ở đó một số loài cây bị bạch tạng nhưng vẫn sống vô cùng tươi tốt, thậm chí rất đẹp và lạ.

Có một số loài cây bị bạch tạng một phần, nguyên nhân có thể là do đất trồng thiếu dưỡng chất.

Cũng có loài bạch tạng toàn bộ cơ thể sống của chúng mà “thủ phạm” là do biến đổi gen.

Một số loài cây dù có lá xanh tươi nhưng khi ra hoa lại có màu trắng dù thông thường chúng không phải là loài hoa trắng.

Đặc biệt ở loài cây redwood rất phổ biến ở vùng tây bắc nước Mỹ, nếu bị bạch tạng, chúng sẽ không trắng cả cây hay hoa mà chỉ bị mất sắc tố xanh ở một cành nhỏ mọc ra từ thân mẹ. Cành nhỏ này sẽ đóng vai trò ký sinh, hút dưỡng chất từ thân mẹ, nếu không có thân mẹ chúng sẽ chết.

Không phải loài cây nào bị bạch tạng cũng có màu trắng xóa.

Có loài có màu giống như lá úa, có loài có màu trắng pha chút màu sắc nguyên thủy của nó.

Hầu hết chúng đều bị bạch tạng từ khi mới nảy mầm.

Một số loài không thể chấm dứt căn bệnh này.

Tuy nhiên cũng có một số loài có thể phát triển trở lại bình thường nếu cắt bỏ cành bị bạch tạng.

Loài dâu bạch tạng này có tên là pineberry, nó có màu trắng, hạt đỏ và vị như quả dứa.

Đến cả bí đỏ cũng bạch tạng.

Cỏ ba lá cũng bạch tạng luôn nhé.

Và cả xương rồng nữa.

Màu trắng giúp chúng thật đẹp và đặc biệt.

Nếu để ý thế giới xung quanh, biết đâu một ngày bạn cũng sẽ bắt gặp những người bạn đặc biệt này đấy.

Theo thegioitre

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *