Bên bờ hạnh phúc

Việc phát triển diện tích rừng tràm bán ngập có thể kêu gọi đầu từ từ các tổ chức môi trường thế giới…

Đề tài “nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng mô hình rừng tràm Melaleuca trên đất bazan bán ngập lòng hồ thủy điện Thác Mơ” (thị xã Phước Long, Bình Phước vừa được hội đồng nghiệm thu do Sở KH – CN tỉnh Bình Phước lập đánh giá cao.

Rừng tràm.

 

Đề tài được thực hiện từ năm 2007, do Sở KH – CN tỉnh Bình Phước làm chủ nhiệm. Được biết, cứ 1ha rừng tràm trên vùng đất bán ngập ở lòng hồ thủy điện Thác Mơ mỗi năm lưu giữ 36,66 tấn khí CO2, hạn chế lượng đất bị xói lở, gây bồi lắng lòng hồ.

Theo tính toán, nếu 2.000ha vùng đất bán ngập của thủy điện Thác Mơ được đầu tư trồng loại rừng này thì hiệu quả kinh tế lẫn môi trường là rất cao. Trong tổng số 40ha rừng tràm đang trồng, các loài thủy sinh cũng như chim muông đang hội tụ về đây sinh sống rất đông.

Các nhà nghiên cứu còn cho biết, nếu Bình Phước đầu tư phát triển trên diện tích 2.000ha rừng tràm bán ngập, thì việc kêu gọi đầu tư từ các tổ chức môi trường thế giới trong tầm tay. Ngoài ra, việc phát triển diện tích rừng tràm bán ngập tại lòng hồ thủy điện Thác Mơ còn có ý nghĩa tạo ra cảnh quan môi trường, tôn tạo vẻ đẹp uy nghi cho đỉnh cao Bà Rá đã đi vào lịch sử dân tộc.

Theo Đất Việt
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *