Bên bờ hạnh phúc

Việc thu mua bắt đầu từ ngày 1-3, theo giá thị trường.

Ngày 10-2, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) tổ chức cuộc họp thông tin về tình hình thị trường lúa gạo trong nước cũng như xuất khẩu. Theo báo cáo của VFA, trong tháng 1-2011, các doanh nghiệp (DN) đã xuất khẩu được 484.516 tấn gạo (tăng 36,86% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất từ trước đến nay), với giá bình quân 503,46 USD/tấn. Tuy nhiên, tình hình giao dịch hiện đang rơi vào thời điểm trầm lắng, các khách hàng đang thăm dò thị trường cũng như giá cả nên chưa tiến hành ký kết hợp đồng.

Thị trường Philippines còn bỏ ngỏ

Theo báo cáo từ VFA, lượng gạo tồn kho năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 840.000 tấn, cộng với gạo hàng hóa của vụ đông xuân hiện nay khoảng 3 triệu tấn. Như vậy, cân đối 6 tháng đầu năm có khoảng 3,84 triệu tấn gạo. Dự kiến sẽ xuất khẩu trong quý I là 1,6 triệu tấn, quý II là 2,24 triệu tấn.

Cũng theo VFA, hiện vẫn chưa ký hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung với Philippines cho năm 2011. Đây là thị trường tập trung với số lượng rất lớn (năm 2010, VN đã xuất khẩu sang thị trường này khoảng 1,6 triệu tấn gạo).

Theo thông tin hành lang, nước này có ý định chuyển giao việc nhập khẩu gạo cho tư nhân nhằm tìm kiếm các hợp đồng thương mại thay vì hợp đồng tập trung cấp Chính phủ như lâu nay để mong có được mức giá “mềm” hơn.

Việc chậm ký kết hợp đồng với Philippines theo thỏa thuận của Chính phủ đã phần nào ảnh hưởng đến giá gạo của VN do tâm lý đầu cơ giá xuống khi vụ đông xuân đang vào mùa thu hoạch, cũng như áp lực từ lãi suất cao nên một số DN phải bán nhanh với giá thấp theo các hợp đồng thương mại đã làm tăng áp lực giảm giá trên thị trường.

 

Thu hoạch lúa Đông Xuân 2011 ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: NGỌC TRINH

 

Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, nhận định: “ Không nên quá lo ngại trước việc chưa ký được hợp đồng tập trung với Philippines, bởi trước sau gì họ cũng phải mua 1,5 triệu tấn, trong đó mua gạo của VN là chính.

Bù lại, chúng ta đã ký được hợp đồng xuất sang Indonesia và Bangladesh từ cuối năm 2010 đến nay. Trong đó, ký với Indonesia 700.000 tấn, Bangladesh 200.000 tấn. Tháng 6, tháng 7 tới, Indonesia sẽ có nhu cầu nhập khẩu tiếp với số lượng lớn”.

Tại cuộc họp, nhiều DN băn khoăn khách hàng thời điểm này chào giá mua rất thấp và họ cũng chưa chịu ký ngay mà chủ yếu là thăm dò thị trường. Theo ông Phong, kinh nghiệm cho thấy, từ nay đến tháng 3, khả năng các hợp đồng xuất khẩu sẽ chưa nhiều nhưng đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4 thì khác. Vì vậy, các DN xuất khẩu gạo không nên quá lo lắng.

60 – 65 doanh nghiệp sẽ mua lúa gạo tạm trữ

Ông Trương Thanh Phong cho biết dự kiến tháng 2 này sẽ xuất khẩu thêm 700.000 tấn gạo và tháng 3 tới xuất thêm từ 500.000 tấn – 600.000 tấn. Giá xuất khẩu gạo của VN được xem là “mềm” nên các nước nhập khẩu trước sau gì cũng tìm mua gạo của VN, chưa kể giá nông sản trên thế giới tăng cao cũng là cơ sở để giữ giá gạo xuất khẩu.

VFA cảnh báo các DN xuất khẩu gạo không nên bán tháo, bán lỗ trong thời điểm này. Hiện đã có một số DN đã chào giá bán rất thấp, gây ảnh hưởng xấu đến thị trường xuất khẩu của VN.

Ông Trương Thanh Phong cho biết ngày 11-2 sẽ triển khai đến các DN kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hàng hóa của vụ đông xuân (dự kiến sẽ có 60 – 65 DN được chỉ định thu mua lúa gạo tạm trữ trong đợt này).

Thời gian tiến hành thu mua bắt đầu từ ngày 1-3 cho đến ngày 15-4. Giá thu mua phải thực hiện theo giá thị trường. Hiện nay, giá lúa loại thường thu mua tại kho từ 5.350 đồng-5.450 đồng/kg, lúa hạt dài từ 5.500 đồng- 5.600 đồng/kg.

Trường hợp giá cả có biến động giảm, DN thu mua cũng phải bảo đảm giá lúa không được dưới 5.000 đồng/kg. Các DN tham gia thu mua lúa gạo tạm trữ phải công bố địa điểm thu mua, giá cả rộng rãi đến nông dân và chính quyền các địa phương.

Theo Người lao động

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *