Bên bờ hạnh phúc

Với lòng say mê và nhiệt huyết, các nghệ nhân đã thổi hồn hoa sen vào những tác phẩm tiêu biểu của mình trên nhiều chất liệu khác nhau.

Trong khuôn khổ của Lễ hội "Hoa xuân và Đồ uống Tết" và "Tiển lãm lấy ý kiến nhân dân về Quốc phục, Quốc hoa, Quốc tửu" diễn ra tại Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ, Hà Nội) từ ngày 25-30/1, ban tổ chức đã dành một khu vực trưng bày về hoa sen với những tác phẩm được thể hiện bằng tâm hồn và đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân, thợ thủ công đến từ các vùng miền khác nhau trên cả nước.

Với sự say mê và lòng nhiệt huyết, các nghệ nhân, thợ thủ công đã gửi tới những tác phẩm tiêu biểu của mình về hình tượng hoa sen bằng nhiều chất liệu khác nhau như chạm bạc, mây tre, đá, giấy, lụa… Bên cạnh đó, triển lãm cũng quy tụ nhiều hiện vật lịch sử gắn với hình tượng hoa sen có niên đại từ nhiều thế kỷ trước.

Ghi nhận của PV về những tác phẩm tiêu biểu:

Trung tâm của triển lãm là hình tượng chùa Một Cột, ngôi chùa nổi tiếng ở kinh thành Thăng Long được xây dựng sau khi vua Lý Thái Tông mơ thấy Phật bà Quan Âm dẫn người lên tòa sen. Ngôi chùa đã được xây dựng phỏng theo hình một bông sen với một gian gọi là Liên Hoa Đài. Ngày nay chùa Một Cột là kiến trúc cổ độc đáo nhất Việt Nam và cũng là biểu tượng của Hà Nội ngàn năm văn vật.
 
Tác phẩm bộ đèn hoa sen của nghệ nhân Nguyễn Thị Thu được làm từ mây tre đan với những đường nét mềm mại, thanh thoát. Tác phẩm đã giành giải nhất Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam 2010.
 

Tác phẩm chạm bạc mang tên "Quốc học ngát hương" của nghệ nhân Quách Văn Trường khiến nhiều người trầm trồ thán phục vì mức độ tinh xảo.

Dù làm bằng giấy nhưng những nụ sen của họa sĩ Thân Văn Huy vẫn toát lên vẻ đẹp sống động của hoa sen.
 

Một chiếc đèn bàn cách điệu hoa sen được làm rất tỉ mỉ của nghệ nhân Hoàng Văn Hạnh.

Đồ sộ nhất là tác phẩm khắc đá mang tên Đài sen của nghệ nhân Nguyễn Minh Phú.
 
 
Không chỉ có các loại hình thủ công truyền thống, các kỹ thuật mới cũng được áp dụng để thể hiện hình tượng hoa sen, như kỹ thuật làm hoa từ đất sét của Nhật Bản.
 
Giá trị của sen trong y học cổ truyền cũng được giới thiệu, như râu sen có tác dụng bổ thận; tâm sen an thần, chữa mất ngủ; hạt sen bổ thần kinh; lá sen thanh nhiệt, giảm mỡ máu…
 
Trong nghệ thuật ẩm thực, sen có vị trí rất quan trọng, đặc biệt là vào những ngày Tết với các món mứt sen, trà sen, hạt sen trần…
 
Nhiều hiện vật lịch sử gắn với hình tượng sen cũng được trưng bày, như tầng tháp gốm đất nung có niên đại từ thế kỷ 12-13 này.
 
Sự kết hợp hài hòa giữa thạp gốm hoa nâu vẽ hoa sen cách điệu có từ thế kỷ 13 với những đóa sen làm bằng đồng đầu thế kỷ 20.
 
Hoa sen cũng gắn bó với hình tượng Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu sinh ra và lớn lên ở Làng Sen trong những năm đen tối của lịch sử đất nước. Từ Làng Sen, Người đã ra đi tìm đường cứu nước và đem về mùa xuân mới cho dân tộc.
 
Hoa sen và Bác, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Đó không phải là sự lựa chọn ngẫu nhiên mà có sự chắt lọc tinh túy của tấm lòng người dân Việt Nam đối với Bác. Đúng như lời một bài hát: "Từ Làng Sen đã tỏa lan hương thơm ngát/ Hương thanh bạch Hồ Chí Minh…".
 

Theo Đất Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *