Bên bờ hạnh phúc

Người Babylon cổ đại biết vận dụng những phép toán hình học phức tạp để theo dõi chuyển động của sao Mộc trên bầu trời đêm từ năm 350 trước Công nguyên.

Những tấm đất sét ghi chép chuyển động của sao Mộc do người Babylon cổ đại tạo ra. 

Người Babylon cổ đại sống ở khu vực ngày nay là Iraq và Syria. Nền văn minh này xuất hiện vào năm 1800 trước Công nguyên.

"Họ viết báo cáo về những gì họ quan sát được trên bầu trời. Và họ đã làm việc này trong nhiều thế kỷ liền", BBC hôm 29/1 dẫn lời giáo sư Mathieu Ossendrijver ở Đại học Humbol, Berlin, Đức, tác giả chính của nghiên cứu.

Giáo sư Ossendrijver nghiên cứu 5 tấm đất sét của người Babylon được khai quật vào thế kỉ 19. Các chữ tượng hình khắc trên các tấm đất sét cho thấy người Babylon cổ đại đạt nhiều thành tựu trong thiên văn học. Bản ghi chép tiết lộ họ sử dụng hình thang để tính toán thời điểm sao Mộc xuất hiện trên bầu trời cũng như tốc độ và khoảng cách di chuyển của nó.

"Hình thang này mô tả sự thay đổi vận tốc của sao Mộc theo thời gian. Chúng tôi tìm thấy một biểu đồ có trục ngang biểu thị thời gian và trục dọc biểu thị vận tốc. Khu hình thang cho thấy khoảng di chuyển của sao Mộc dọc theo quỹ đạo của nó. Điều đặc biệt ở đây là loại biểu đồ này không được biết đến ở thời xưa. Do đó, dùng những hình miêu tả chuyển động để biểu thị sự thay đổi vận tốc theo thời gian như thế này quả thực rất mới mẻ", Ossendrijver nhận xét.

Tuy nhiên, giáo sư Ossendrijver cho biết mức độ phổ biến của kỹ thuật này vẫn còn chưa sáng tỏ. "Có thể những tấm đất sét này do một thiên tài viết ra. Người đó có thể đã nghĩ ra một cách thức mới để nghiên cứu thiên văn học. Hoặc có thể phương pháp này được các học giả ứng dụng rộng rãi. Chúng ta vẫn chưa thể làm rõ điều này", Ossendrijver nói.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *