Bên bờ hạnh phúc

Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp cho bạn tránh xa được căn bệnh cảm cúm trong mùa Thu – Đông.

 

Cảm cúm là bệnh thường gặp khi tiết trời chuyển mùa, khoảng từ cuối năm kéo sang đầu xuân. Sự thay đổi nóng, lạnh đột ngột của thời tiết khiến cơ thể của chúng ta lúc đó không phản ứng kịp, dẫn đến sức đề kháng bị yếu đi. Thêm vào đó, do trời lạnh, mọi người thích đóng cửa sổ, lại càng tạo điều kiện cho virus cúm phát triển.

Mùa Đông đến, thời tiết trở lạnh cũng là khi chúng ta xuất hiện những triệu chứng cảm cúm, khó chịu và ảnh hưởng đến công việc. Nhưng, vẫn có những người có khả năng “đánh bại”  mùa cúm với sức đề kháng tốt, kể cả trong mùa lạnh. Làm thế nào để họ có thể làm được điều đó?

Tắm nước lạnh

Tắm nước lạnh từ vòi hoa sen đôi khi được coi là một loại thuốc bổ phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm và nhiễm trùng. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi tắm nước lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn với hiệu suất cao hơn.

 là cơ thể sẽ ấm lên, kích hoạt hệ thống miễn dịch và sản xuất các tế bào bạch cầu nhiều hơn, ngăn ngừa cảm lạnh, thậm chí cả một số dạng ung thư. Tuy nhiên, nếu không chịu được nước lạnh trong mùa đông, bạn có thể thay đổi nhiệt độ nước dần dần, từng chút một.

Trong mùa hè, bạn có thể tắm trong nước lạnh khoảng 10 phút thì vào mùa Đông, hãy cố gắng dành 1 phút cuối cùng sau khi đã tắm với nước ấm để tắm qua nước lạnh. Tham khảo ý kiến  nếu bạn có vấn đề về tim mạch, bởi vì cái lạnh đột ngột có thể gây ra đột biến trong chỉ số huyết áp.

Rửa tay hàng ngày

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, rửa tay là hành động số 1 bạn có thể làm để tránh cảm lạnh (chưa kể đến các vi khuẩn như E. coli và salmonella, nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm)

Rửa với xà phòng và nước ấm thường xuyên trong ít nhất 20 giây. Chà mạnh lên tất cả các bộ phận của bàn tay, và kiểm tra bụi bẩn có mắc kẹt trong móng tay của bạn.

Lau khô bằng khăn giấy, hoặc bằng một chiếc khăn tay vải (lưu ý mỗi thành viên trong gia đình có riêng một chiếc khăn tay, không nên dùng chung để tránh lây lan vi khuẩn và mầm bệnh).

Ăn uống khoa học

Nên uống nhiều nước hoặc nước trái cây, súp, trà nóng hoặc xông hơi để mau khỏi bệnh, tránh hút thuốc, không nên tiếp xúc với người khác và trẻ nhỏ, vì bệnh rất dễ lây lan qua không khí. Nên mặc áo ấm, nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể có đầy đủ năng lượng chống lại bệnh.

Nguồn: Thanh Thu ( Khỏe & Đẹp/ PNT)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *