Bên bờ hạnh phúc

Khoai sọ không chỉ là món ăn ngon mà còn có nhiều công dụng trong chữa bệnh, mọi người nên biết.

 

 

Khoai sọ vốn là thực phẩm quen thuộc, được chế biến thành nhiều món ngon được mọi người ưa chuộng. Vào những ngày hè nóng nực, một bát canh cua khoai sọ nấu với rau rút, rau muống cũng đủ để giải nhiệt cơ thể bởi hương vị ngọt đằm mà thanh mát.

Củ khoai sọ có 2 loại, loại mọc hoang dại và loại được trồng. Loại mọc hoang dại thường có màu tím, khi ăn thì phá khí, không bổ dưỡng. Còn loại củ khoai trồng ăn sẽ bở, có bột màu trắng , vỏ hơn dính, trơn, là thực phẩm có tính bình, giúp điều hoà nội tạng, có thể dùng để chữa được hư lao yếu sức.

Theo như nghiên cứu cho thấy, trong 100g củ khoai sọ tươi có chứa những thành phần là: nước 60g, ; xenlulo 1,2gprotit 1,8g, lipit 0,1g; gluxit 26,5g; 64mg canxi, 75mg phot pho, 1,5mg sắt, 0,03mg vitamin B2; 0,02mg caroten; 0,06mg vitamin B1;  0,1mg vitaminPP; 4mg vitamin C. Còn trong 100g củ khoai sọ khô có thành phần là: 15g nước;2,2g lipit; 3,1g protit; 73g gluxit; 3,1g xenlulo và 3,6g chất khoáng toàn phần.

Theo Đông y, lá khoai sọ, khoai môn có vị cay, tính  bình, có độc; củ vị ngọt cay, tính  bình; vào tỳ thận. Có  ích khí bổ thận, phá huyết tán kết, khu phong, chỉ thống, trừ đàm tiêu thũng.

Lưu ý:

– Nhiều người hay nhầm lẫn khoai sọ với khoai môn. Khoai sọ có kích thước nhỏ, tròn trịa còn khoai môn củ lớn hơn, hơi dài chứ không tròn. Khoai sọ ăn rất bùi, thơm, dẻo, ngon hơn khoai môn.

– Khi ăn khoai sọ luộc thì bạn nên rửa sạch khoai, luộc cả vỏ rồi mới bóc ăn sẽ bớt ngứa, khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ.

– Khi bạn nấu canh, khoai sọ gọt vỏ, cắt làm đôi hoặc làm bốn, ngâm vào nước muối khoảng 15 – 20 phút cho khoai bớt nhớt rồi chần qua nước sôi để tránh ngứa khi ăn.

Nguồn: Thanh Lê/ Khỏe & Đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *