Bên bờ hạnh phúc

Nước miếng là tác nhân kháng khuẩn tự nhiên giúp “dẹp loạn” vi khuẩn vốn gây ra các mảng bợn bám trên răng, những loại vi khuẩn này cũng gây ra các bệnh cho nướu răng.

 

 

Dù bạn giữ vệ sinh răng miệng thật kỷ, đánh răng, dùng chỉ tơ nha khoa thường xuyên sau mỗi bữa ăn, vậy mà lâu lâu bạn vẫn bị dính những chứng bệnh về nướu. Những thống kê y học ước tính rằng có khoảng 3/4 số người trên 35 tuổi bị mắc các bệnh về nướu ở nhiều cấp độ khác nhau. Thật là không may khi sự thiếu kiến thức về sức khỏe răng miệng sẽ làm cho bệnh về nướu và nha chu nặng hơn hậu quả là sẽ làm răng không cánh mà bay”. Một yếu tố gây bất lợi cho nướu răng dẫn đến mất răng mà có rất nhiều người không quan tâm đến đó là dược phẩm.

Vì sao dược phẩm có thể khiến cho đời buồn vì thiếu vắng nụ cười? Trước tiên, dược phẩm có thể làm thay đổi lượng nước miếng tự nhiên, làm cho miệng bị khô. Nước miếng là tác nhân kháng khuẩn tự nhiên giúp “dẹp loạn”vi khuẩn vốn gây ra các mảng bợn bám trên răng, những loại vi khuẩn này cũng gây ra các bệnh cho nướu răng. Nếu thiếu lượng nước miếng cần thiết, những loại vi khuẩn này tha hồ làm mưa làm gió, sinh sôi nãy nở gây ra các bệnh về nướu răng, chưa kể sâu răng và hơi thở có mùi “lạ”.

Thuốc gây bất lợi cho nướu răng thì nhiều vô số kể bao gồm các thuốc kháng trầm cảm, các thuốc trị cao huyết áp, các thuốc kháng histamines. Hiện có khoảng… vài trăm loại dược phẩm có thể gây ra chứng khô miệng dẫn đến các bệnh về nướu. Bạn sẽ dễ nhận diện các thuốc này nếu khi sử dụng chúng mà bạn cảm thấy miệng khô khan và vị giác bị thay đổi.

Vậy bạn phải làm gì khi bạn nghi ngờ dược phẩm mà bạn đang sử dụng có thể gây bất lợi cho nướu răng của bạn? Nếu loại dược phẩm mà bác sĩ kê cho bạn không thể đổi sang một loại thuốc khác kém gây khô miệng hơn thì bạn phải biết cách “tự xử” nhằm tạo ra một môi trường “thân thiện” trong miệng của bạn nhờ đó sẽ làm giảm khả năng mắc các bệnh về nướu răng.

Dĩ nhiên, bạn cũng đừng quên giúp miệng đủ ẩm ướt bằng cách uống nhiều nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất catechins có trong trà xanh cũng có thể giúp làm giảm sự viêm nướu và tăng cường sức khỏe răng miệng. Vì vậy, ngại gì mà không lai rai vài tách trà trong ngày vừa để bảo vệ nướu răng vừa quên đi nỗi buồn.. xăng lên giá. Khi ngủ trong phòng ngủ cần phải giữ độ ẩm cần thiết cho phòng ngủ. Tránh sử dụng các thiết bị làm cho phòng bị khô nóng, chẳng hạn như máy sưởi.

Điều quan trọng nhất mà bạn đừng quên là nên viếng thăm nha sĩ thường xuyên nếu bạn phải dùng dài hạn một hay nhiều loại dược phẩm nào đó.

Một số thuốc gây khô miệng cần lưu ý:

– Kháng Histamines.

– Kháng trầm cảm.

– Thuốc chống loạn thần kinh.

– Thuốc trị bệnh Parkinson.

– Thuốc trị bệnh Alzheimer.

– Các thuốc hít, khí dung.

– Thuốc trị cao huyết áp như: thuốc ức chế kênh calcium, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiệu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitors)…

– Thuốc trị bệnh động kinh.

– Thuốc Isotretinoin dùng trong điều trị mụn.

– Thuốc chống lo âu.

– Thuốc giảm đau loại narcotic.

– Thuốc chông nôn, thuốc trị tiêu chảy.

– Scopolamine dùng ngăn ngừa mệt mỏi nôn ói khi đi tàu xe.

– Thuốc chống co thắt.

Nguồn: DS. Nguyễn Bá Huy Cường ( SK & ĐS )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *