Bên bờ hạnh phúc
Ảnh minh họa (Internet)

Ngày nay, hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ung thư đều có suy nghĩ mình sẽ chết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên, đừng quá bi quan vì không phải ai bị ung thư cũng chết và hễ bị ung thư ở giai đoạn nào cũng “ra đi”.

Câu chuyện của những người trong cuộc

Khi biết tin mình mắc bệnh ung thư dạ dày, bác Vinh rất “sốc”. Hành động đầu tiên mà bác làm là chuyển toàn bộ giấy tờ tài sản sang cho vợ đứng tên. Vì thật sự, bác rất sợ sẽ ra đi nửa chừng. Sau đó, bác tìm đến bác sĩ để nghe tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị cho mình. Khác hẳn với khi vừa biết tin, những ngày sau đó bác bình thản trước căn bệnh, sống vui vẻ lạc quan, tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ và áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mình. Nhờ đó mà sau hai lần xạ trị, bệnh của bác đã dần thuyên giảm, lấy lại cân nặng trước đó.

Cùng tâm trạng với bác Vinh là bác Tùng. Ông cũng mang căn bệnh ung thư dạ dày và cũng cuống cuồng lo sợ vì nghĩ rằng “ông trời gọi đến mình”. Sau khi được thông báo bệnh, bác hoang mang không biết thời gian sắp tới sẽ ra sao, cần phải điều trị như thế nào? Đang lo lắng thì bác được một người cháu giới thiệu cho phương thuốc dân gian: uống bông đu đủ đực. Bác uống được khoảng một tuần cũng không thấy hết đau. Ngay lúc đó, một người quen giới thiệu uống nước lá trinh nữ hoàng cung, bác cũng thực hành. Nhưng rồi kết quả vẫn không thuyên giảm cho dù bác không còn cảm giác đau âm ỉ nữa. Không thể đem mạng sống chơi trò may rủi, bác quyết định vào bệnh viện và xin mổ. Sau phẫu thuật, bác sống lạc quan, giữ tinh thần thoải mái và cũng áp dụng một chế độ ăn uống dành cho người bệnh. Chia sẻ với mọi người, bác khoe sau phẫu thuật 3 tháng đã tăng được gần 6 kg.

Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho 50% bệnh nhân bị ung thư ở giai đoạn 1, 2 và 3

Phó GS-TS Phạm Gia Hiền, Chủ tịch hội đồng Bệnh viện K, Ủy viên Ban chấp hành Hội Ung thư, khẳng định như vậy tại buổi hội thảo “Dinh dưỡng dành cho người bị bệnh ung thư”. Hiện nay, phác đồ cũng như phương tiện máy móc điều trị ung thư ở nước ta không hề thua kém các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như trên, bệnh nhân cần có thái độ hợp tác với phương pháp điều trị mà bác sĩ đưa ra. Bên cạnh đó, thái độ sống lạc quan và dinh dưỡng trong quá trình mang bệnh cũng góp phần không nhỏ mang lại thành công cho quá trình điều trị. Ông cũng đưa ra khuyến cáo, để có thể điều trị dứt bệnh ở những giai đoạn này, hiện nay chỉ có Tây y là thực hiện được, còn lại hầu hết chỉ là điều trị mang tính tạm thời như tăng cường sinh lực… Vì vậy, khi mắc bệnh, bệnh nhân không nên quá bi quan, cần bình tĩnh nghe tư vấn của bác sĩ để chọn cho mình một phương pháp điều trị tốt, tránh tin vào những phương thức chữa bệnh sai lệch để khi tìm đến sự điều trị chuyên môn thì cơ hội không còn nữa.

GS.TS Hiền cũng thừa nhận, hiện nay có nhiều người Việt ra nước ngoài điều trị trong khi nền y học của chúng ta vẫn đáp ứng được. Sỡ dĩ có tình trạng này là do lượng bệnh nhân quá đông đã khiến thời gian trao đổi, tư vấn… giữa người bệnh và bác sĩ quá ít, người bệnh không hài lòng về quỹ thời gian quá ít ỏi mà bác sĩ dành cho họ khi họ muốn biết về “cái chết được báo trước này”.

Theo PNO
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *