Bên bờ hạnh phúc

Tự kỷ là bệnh lý ảnh hưởng đến phát triển thần kinh và không thể chẩn đoán qua xét nghiệm. Nhưng là đấng sinh thành, bạn luôn bên con từng phút từng giây. Vì vậy, chắc chắn bạn là người đầu tiên hơn ai hết nhận biết được những dấu hiệu ban đầu của chứng tự kỷ ở bé.

 

Giám đốc Sparsh for Children – trung tâm trị liệu cho các trẻ thiểu năng trí tuệ ở Delhi, cô Surabhi Verma sẽ hướng dẫn chúng ta cách nhận biết các dấu hiệu này và các phương pháp trị liệu để giúp bé hòa nhập tốt với cộng đồng.

Mới sinh đến 6 tháng tuổi: Bé không cười và không thể hiện niềm vui thú

9 tháng tuổi: Bé vẫn không cười, không chịu giao tiếp, và không biểu lộ cảm xúc.

12 tháng tuổi: Bé không phản ứng lại dù có người gọi tên. Bé không bi bô trò chuyện, không chỉ trỏ, không với tay lấy món đồ bé muốn hay vẫy tay,… Ví dụ: khi đi mua đồ, bé không đòi hay chỉ vào vật bé muốn.

16 tháng tuổi: Không dùng lời nói khi giao tiếp. Bé chỉ đọc thuộc lòng các bài thơ, bài hát, hay những thứ khác nhưng không thể biểu lộ những nhu cầu cơ bản của bản thân như đói, đi vệ sinh, … Thích ở một mình và không thích được ôm ấp như các trẻ bình thường. Bé có thể nói chuyện với bạn nhưng không bao giờ nhìn mặt bạn khi trò chuyện.

24 tháng tuổi: Bé có thể nói được một cụm từ có nghĩa và thường lặp đi lặp lại. Bé rất có năng khiếu trong một kĩ năng nào đó, như khả năng ngôn ngữ, hội họa, hay trò chơi. Thông thường, bé cũng hay “kết nối” chặt với một vật nào đó. Ví dụ: bé luôn chơi với một món đồ nhất định và không thay đổi.

Là cha mẹ, bạn cần theo dõi, quan sát khả năng phát triển giao tiếp cũng như hành vi của bé, chẳng hạn như điệu bộ, cử chỉ của tay và cách nhìn của bé với những người xung quanh. Dù chưa có thuốc chữa trị, bạn vẫn có thể hạn chế chứng tự kỷ nhờ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý quan sát hành vi, cách cư xử của bé trong quá trình phát triển và trao đổi với bác sĩ nhi khoa.

Làm sao để giúp bé khá hơn?

Luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho bé

Bé của bạn là đứa trẻ không như những đứa trẻ khác, vì vậy bạn phải rất chú ý và phải biết những gì là bình thường, và những gì là không bình thường. Mỗi đứa trẻ phát triển theo cách riêng, theo khả năng của mình nên bạn phải luôn quan sát nhất cử nhất động của bé. Bạn nên ghi nhớ những giai đoạn quan trọng mà bé đã đạt được như phát triển tâm-sinh lý, kĩ năng xã hội, ngôn ngữ, hành vi, … Có như vậy mới giúp bạn hiểu hơn về bé.

Luôn yêu thương và giúp đỡ bé

Phương pháp này sẽ giúp bé học hỏi, phát triển, từ đó bé vui vẻ hơn. Trẻ tự kỷ thường “ngoan” hơn so với những trẻ phát triển bình thường. Trẻ tự kỷ thường ít muốn trò chuyện hay xã giao với người xung quanh, vì bộ não không thể liên kết với những trải nghiệm thực tế của bé.

Tự mình đặt câu hỏi

Mọi trẻ tự kỷ đều nhận thức khác nhau về thế giới xung quanh chúng. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi bạn hiểu được trẻ. Có phải bé cưc kỳ nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh? Bé có cần thêm những tín hiệu như lời nói của cha me, chạm tay thường xuyên hơn …? Hãy bắt đầu ngay bằng cách vạch ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để lập ra kế hoạch điều trị chính xác cho bé.

Nhận biết các dấu hiệu và có biện pháp can thiệp sớm, cha mẹ sẽ hạn chế nỗi đau, di chứng của chứng tự kỷ và giúp con hòa nhập cộng đồng tốt.

Nguồn: Bách Cát ( PNO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *