Bên bờ hạnh phúc

Các nhà khoa học của trường Đại học Bonn tại Đức đã kiểm tra quả trứng 66 triệu năm tuổi của loài khủng long lông vũ có tên gọi Heyuannia huangi và phát hiện ra sắc tố trong hóa thạch có màu xanh lá cây. Các sắc tố tìm được tương tự với những quả trứng hiện đại.

Theo quan điểm từ trước đến giờ của các nhà khoa học thì trứng của các loài chim cổ và khủng long đều có màu trắng đơn thuần. Nhưng sau khi phân tích hóa thạch trứng của một loài khủng long lông vũ thì họ tin rằng chúng có thể đẻ ra những quả trứng màu xanh lá cây để thay thế.

Trứng của một số loài chim cổ nhất được phát hiện có màu xanh ngọc lam đậm. Đó là kết quả của sự kết hợp hai sắc tố là biliverdin và protoporphyrin cùng với canxi cacbonat trong vỏ trứng

Con khủng long có lông vũ có tên là Oviraptor được tìm thấy đầu tiên ở Trung Quốc. Loài này có họ hàng gần với loài chim, khi nghiên cứu quả trứng hóa thạch của nó các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ ESI hiện đại kết hợp tách sắc tố riêng biệt ra khỏi hỗn hợp các sắc tố có trong hóa thạch. Kết quả, trứng của chúng có màu xanh lục. Lí giải mục đích của những quả trứng màu sắc này cũng như việc làm tổ của chúng , các nhà nghiên cứu cho rằng đây là cách khủng long mẹ bảo vệ những đứa con của mình khỏi sự rình rập của kẻ thù khi chúng đi tìm kiếm thức ăn.

Một minh họa về một loài khủng long có lông vũ có tên Oviraptor Khaan từ Mông Cổ

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *