Bên bờ hạnh phúc

Nhiều người cho rằng, thường xuyên ăn thức ăn cay nồng sẽ làm cơ thể bị “nóng”. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ các món ăn này ở một liều lượng vừa phải, bạn sẽ thu lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

 

Ngừa ung thư

Chất capsaicin trong ớt được chứng minh là đạt hiệu quả trong việc chống lại các bệnh ung thư. Thực nghiệm trên chuột được tiêu thụ nhiều capsaicin cho thấy, chất này có khả năng kích hoạt các thụ thể tế bào trong thành ruột tạo ra một phản ứng làm giảm nguy cơ tấn công của các khối u.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, capsaicin có thể kìm hãm sự tăng trưởng của khối u ung thư hiệu quả nếu được tiêu thụ trong thời gian dài (khoảng 8 trái ớt/tuần). Trong một nghiên cứu, khoảng 80% các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở chuột đã bị giết bởi capsaicin, trong khi khối u được điều trị đã giảm xuống còn khoảng 1/5 kích thước các khối u không được điều trị.

Giảm cân

Bạn có thể giảm cân bằng cách ăn thức ăn cay nồng vì nó khiến bạn no lâu, đồng thời còn sinh nhiệt tạm thời để đốt cháy lượng mỡ thừa trong biểu mô và mỡ máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ các loại thực phẩm cay nồng có thể tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể lên tới 5%, kích thích cơ thể đốt cháy chất béo lên đến 16%.

Giảm đau

Chất capsaicin có trong thức ăn cay nồng có thể giúp giảm đau bằng cách làm suy giảm hoạt chất P – một thành phần hóa học của tế bào thần kinh truyền tín hiệu đau lên não. Đây là lý do tại sao chất capsaicin được sử dụng trong các loại kem giảm đau tại chỗ hiện nay.

Một nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân có những cơn đau dai dẳng do vết thương gây ra, hầu hết các triệu chứng đau đớn của các bệnh nhân đều giảm xuống đến 80% sau khi sử dụng kem giảm đau tại chỗ có chứa capsaicin (nồng độ cao 8%)

Nếu điều trị tại chỗ với 0,025% (nồng độ thấp), kem capsaicin cũng có tác dụng làm giảm đau do viêm xương khớp rất tốt sau hai tuần điều trị.

Ngoài ớt, một số loại thực phẩm cay nồng khác mà bạn nên đưa vào thực đơn mỗi ngày gồm:

Quế: Gia vị này có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng đối với việc điều hòa lượng đường huyết, giảm cholesterol xấu và chất triglycerides, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Tiêu đen: Chất piperine trong hạt tiêu đen không chỉ tạo hương vị cay nồng cho món ăn mà còn ngăn chặn sự hình thành của chất béo. Khi được kết hợp với capsaicin và những chất khác, chất piperine có thể đốt cháy lượng mỡ thừa tương đương 20 phút đi bộ.

Mù tạt: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mù tạt có khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể đến 25%, có nghĩa là bạn sẽ đốt cháy calo thừa một cách hiệu quả hơn khi dùng mù tạt

Gừng: Gừng cũng là loại thực phẩm có khả năng sinh nhiệt, kháng viêm và tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể. Bên cạnh đó, gừng cũng có thể kìm hãm sự thèm ăn, giúp bạn kiểm soát trọng lượng tốt hơn.

Khi nào không nên ăn thức ăn cay nồng?

Mặc dù các món ăn cay nồng cho bạn cảm giác ngon miệng và có ích cho sức khỏe, tuy nhiên, bạn nên hạn chế tiêu thụ chúng vào buổi tối vì nó có thể làm bạn khó tiêu và khó ngủ. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do sự ảnh hưởng của chất capsaicin tác động lên sự thay đổi nhiệt lượng trong cơ thể, từ đó khiến bạn tỉnh táo và khó ngủ hơn.

Ngoài ra, những người có bệnh về bao tử cũng không nên ăn nhiều thức ăn cay nồng vì có thể gây kích ứng dạ dày, khiến bệnh nặng hơn.

Nguồn: Đình Huệ ( articles.mercola.com / PNO )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *