Bên bờ hạnh phúc

Tin từ Bộ Y tế, tính đến 9 giờ ngày 01/6, tại Việt Nam đã phát hiện thêm 2 ca nhiễm cúm A(H1N1), nâng tổng số người nhiễm dịch ở nước ta lên 3 ca. Theo thông tin ban đầu, bệnh nhân bị phát hiện nhiễm cúm A(H1N1) lui tới một số nơi công cộng như cửa hàng mua sắm, nhà hàng, nhà thờ… trên địa bàn TP.HCM.

3 ca nhiễm đều ở TP.HCM

Hai bệnh nhân mới phát hiện nhiễm cúm A (H1N1) là hai cha con từ Mỹ về Việt Nam. Được biết, cả 3 ca nhiễm đều từ nước ngoài trở về Việt Nam và được phát hiện tại TP. HCM. Tuy nhiên, hai cha con mới nhiễm cúm A (H1N1) có nguồn lây nhiễm độc lập và không trong số 189 hành khách đi cùng chuyến bay với bệnh nhân phát hiện đầu tiên.

Như vậy, tính đến giờ này, trên thế giới có 56 người nhiễm cúm A (H1N1), trong đó Việt Nam có tới 3 người. Tình hình cúm A (H1N1) tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và lây lan nhanh trên thế giới.

Bệnh nhân nhiễm cúm A(H1N1) đã đến nhiều nơi công cộng

Trong cuộc làm việc sáng 1/6 với ban lãnh đạo Sở Y tế và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết đã đi thăm bệnh nhân T., động viên bệnh nhân tích cực điều trị để sớm khỏi bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đang họp kín với lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Ban lãnh đạo Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Ảnh: Thanh Huyền

Thứ trưởng Huấn cho biết, nói chuyện với ông trước đo, bệnh nhân T. nói anh về Việt Nam để nghỉ hè. Trước khi về nước, từ 20 đến 25/5, anh T. đã có dấu hiệu khô, rát họng và chảy nước mũi nhưng anh chỉ nghĩ mình bị cảm cúm thông thường.

Trong thời gian này, anh T. có lên trường để xin phép nghỉ và đến nhà một số bạn bè tại Mỹ ( trong đó có khoảng 5 người bạn Việt Nam) để báo cho họ biết mình sẽ về Việt Nam.

Bộ Y tế đã chính thức xác nhận ca nhiễm cúm A/H1N1 đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Huyền

Khi lên máy bay, khởi hành từ sân bay Chicago, anh T. thấy khó chịu trong người. Về đến Việt Nam, anh T. có đánh dấu vào mục nêu triệu chứng chảy nước mũi, ho trong tờ khai tại sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, dù đã được quét bằng máy đo thân nhiệt anh T.chưa bị sốt nên nhân viên kiểm dịch y tế cửa khẩu không phát hiện ra.

Từ sân bay Tân sơn Nhất, du học sinh này đã đi taxi về nhà và tiếp xúc trực tiếp với 6 người thân trong gia đình.

Chiều tối, anh T. cảm thấy người hâm hấp nóng, cặp nhiệt độ thấy thân nhiệt 37,5 độ, đến đêm thì sốt trên 38 độ.

Gia đình và bản thân anh T. đều lo lắng vì đã nghe thông tin về dịch cúm A/H1N1. Tuy nhiên, trước khi vào cách ly tại Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới, anh T. đã lui tới một số nơi công cộng như cửa hàng mua sắm, nhà hàng, nhà thờ… trên địa bàn TP.HCM.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn: "Cho tới thời điểm này, chỉ có thể phát hiện những trường hợp nhiễm H1N1 tại các cửa khẩu khi họ có biểu hiện thân nhiệt cao…". Ảnh: Thanh Huyền

Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM cho biết, tình hình sức khỏe của bệnh nhân T. hiện nay khá ổn định, tiên lượng tốt. Bệnh nhân đã được phát hiện và điều trị kịp thời khi bệnh chưa tiến triển phức tạp.

Trả lời ViệtNamNet về tính hiệu quả của máy đo thân nhiệt, ông Trịnh Quân Huấn cho biết: “Cho tới thời điểm này, chỉ có thể phát hiện những trường hợp nhiễm H1N1 tại các cửa khẩu khi họ có biểu hiện thân nhiệt cao. Tuy nhiên, trong 2 đến 3 ngày đầu mắc cúm A/H1N1, dù thân nhiệt chưa cao, bệnh nhân vẫn có khả năng lây bệnh. Để giải quyết khó khăn này, ngành y tế cần phối hợp với hãng hàng không để thông tin cho tất cả các hành khách trên chuyến bay đến từ vùng dịch. Khi các hành khách có biểu hiện bất thường như ho, sốt thì cần chủ động đến khám ngay tại cơ sở y tế”.

Anh T., bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 đang nằm điều trị cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền

Theo thứ trưởng Huấn, Bộ Y tế đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc tamiflu, sẵn sàng phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1.

Trong trường hợp xấu nhất, số bệnh nhân mắc cúm A/H1N1 quá tải, Bộ Y tế sẽ yêu cầu tổ chức Y tế thế giới (WHO) hỗ trợ thêm thuốc.

Theo Thanh Huyền (VietNamNet)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *