Bên bờ hạnh phúc

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho hiện tượng đôi cánh vô hình bắt gặp tại loài bướm Glasswing.

Bướm Glasswing (Greta Oto) từ lâu đã được biết tới trong tự nhiên là một trong những loài bướm kì dị nhất với đôi cánh trong suốt như pha lê. Nhiều năm trở lại đây, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu nhằm tìm ra sự thật đằng sau bí ẩn này, và cuối cùng họ đã thành công.

Nguyên nhân của hiện tượng kì thú này chính là nhờ cấu trúc bề mặt cánh có 1-0-2 trong tự nhiên của bướm Glasswing. Cụ thể, cánh loài bướm này có cấu trúc nano ngẫu nhiên, sắp xếp không theo một trật tự nhất định. Vì vậy khi ánh sáng Mặt trời chiếu tới, phần lớn các tia sáng sẽ lọt qua cấu trúc nói trên, dẫn tới hiện tượng cánh bướm vô hình.

“Đây là một hiện tượng rất hiếm gặp trong tự nhiên”, tiến sỹ Radwanul Hasan Siddique – người phát hiện ra hiệu ứng này cho biết. Ông giải thích rằng, trong tự nhiên, tính hệ thống về mặt cấu trúc sinh học là ưu tiên hàng đầu của tạo hóa. Trong khi đó, bướm Glasswing lại sở hữu một cấu trúc cánh hoàn toàn hỗn loạn, tới mức đạt được hiệu ứng “vô hình”.

Cũng theo các chuyên gia sinh vật học, đây thực sự là một bước tiến hóa lớn giúp bướm Glasswing sống sót trong tự nhiên. Bởi bướm càng có màu sắc, chúng càng dễ bị kẻ thù nhìn thấy và săn đuổi. Một số loài chim thậm chí còn theo dõi và ăn bướm ngay khi chúng đang bay.

Phát hiện này nhiều khả năng sẽ mở ra một hướng đi mới trong việc phát triển công nghệ nano. Nhiều chuyên gia tin rằng, nếu tạo ra được các bề mặt có cấu trúc “ngẫu nhiên” giống của loài bướm này, chúng ta sẽ sở hữu những vật liệu bao phủ hoàn hảo, vừa trong suốt vừa có khả năng chống thấm và tự làm sạch bụi bẩn.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học danh tiếng Nature Communication.

Theo Trí Thức Trẻ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *