Bên bờ hạnh phúc

Cảnh tượng tắc kè bắt mồi bằng chiếc lưỡi là điều chúng ta rất dễ bắt gặp trong thế giới tự nhiên. Tuy nhiên, để có thể bắt dính con mồi, tắc kè đã sử dụng chiếc lưỡi với khả năng nhào lộn phi thường của nó. 

Để có thể biết được điều này, một video được quay ở mức 1.500 khung hình/giây, cho thấy con tắc kè Panther tóm bắt một con dế với kỹ năng và vận tốc nhanh đến kinh ngạc. Để làm được điều đó, con tắc kè đã phóng chiếc lưỡi ra xa gần gấp đôi chiều dài cơ thể nó trong khoảng 0,07 giây.

Theo trang BBC Earth Unplugged, tất cả chứng tỏ, chiếc lưỡi của tắc kè Panther đã đạt tới khả năng tăng tốc gần 41G, tức là nhanh gấp 4 lần mức tăng tốc tối đa của một máy bay phản lực chiến đấu.

Về cấu tạo, tắc kè Panther có xương ở gốc lưỡi, giúp cố định các cơ mạnh mẽ, cùng với một mô đặc biệt, đóng vai trò như một chiếc lò xo. Khi một cơ có tên gọi là "bộ phận gia tốc dài" thu lại, các cơ co rút sẽ nới lỏng. Điều này khiến các cơ khác chèn ép lò xo collagen, mang đến cho nó sức mạnh và tốc độ đáng nể.

Đầu lưỡi của tắc kè là một búi cơ hình cầu và khi nó tấn công con mồi, đầu lưỡi sẽ đóng vai trò như đài hút dính. Ngoài ra, với hai mắt có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, loài bò sát này còn có khả năng quan sát 360 độ quanh nó.

Hồi đầu năm nay, các kết quả đo đạc mới của Đại học Brown (Mỹ) chỉ ra rằng, một chiếc lưỡi của tắc kè di chuyển với điện năng cao nhất từng được ghi nhận với một chuyển động có xương sống. Cụ thể là, các loài tắc kè Nam Phi Bradypodion thamnobates phóng lưỡi với 41.000W điện mỗi kg cơ tham gia.

Theo VNN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *