Trong tiếng Hán, cách viết chữ ‘bát’ và chữ ‘đao’ gần giống nhau và mang ý nghĩa không tốt lành. Vì thế, ở Trung Quốc, lễ mừng thọ thường được tổ chức vào năm 81 tuổi.

Lễ chúc thọ còn được gọi là lễ thêm thọ. Lễ sinh nhật tượng trưng sự tăng dần của tuổi tác và vốn sống. Ở Trung Quốc, mừng sinh nhật còn được gọi là chúc thọ hay chúc mừng sống lâu.

Người Trung Quốc cổ đại đã đặt ra nhiều loại phong tục, lễ nghi phù hợp với lễ mừng sinh nhật và mừng thọ với nhiều độ tuổi khác nhau. Chẳng hạn, khi trẻ con tròn một tuổi thì làm lễ ‘Thử tuổi tôi’. Ngoài ra, còn có mừng sinh nhật khi trẻ tròn 10 tuổi, buổi chúc thọ 50 tuổi, lễ thượng thọ 60 tuổi và lễ thêm thọ 80 tuổi. Trong tiếng Hán, cách viết chữ ‘bát’ và chữ ‘đao’ gần giống nhau và mang ý nghĩa không tốt lành. Vì thế, ở Trung Quốc, lễ mừng thọ thường được tổ chức vào năm 81 tuổi. Khi các cụ đã tròn 100 tuổi trở lên, mỗi năm, con cháu đều tổ chức mừng thọ. Vào thời Minh – Thanh, lễ mừng sinh nhật và mừng thọ đã hình thành nét văn hóa lễ nghi sinh nhật rất đặc sắc.

Thọ tinh trong tranh dân gian Trung Quốc

Theo phong tục dân gian Trung Quốc, lễ sinh nhật năm 30 tuổi, 40 tuổi ít người biết đến. Lễ sinh nhật năm 50 tuổi, 60 tuổi thì cần thông báo cho nhiều người biết. Lễ sinh nhật của người trưởng thành dưới 50 tuổi thường không quan trọng. Nhưng lễ mừng sinh nhật từ lúc 50 tuổi trở lên, chẳng hạn như lễ thêm thọ 80 tuổi, là một buổi lễ long trọng hơn bất kỳ ngày lễ, tết nào trong năm. Theo Kinh Thi, chữ "Thọ" ban đầu là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các bậc vua chúa, nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc của muôn người.

Ở Trung Quốc, lễ sinh nhật từ năm 60 tuổi trở lên mới được gọi là lễ mừng thọ. Người sống lâu được mừng thọ được gọi là ‘Thọ tinh’. Thọ tinh là thần của sự trường thọ trong thần thoại Trung Quốc cổ đại. Xung quanh người ông là những vật tượng trưng điềm lành. Dùng danh xưng ‘Thọ tinh’ để gọi người thượng thọ nhằm cầu chúc họ sống lâu hơn nữa. Vào ngày mừng thọ, con cháu sẽ lần lượt chúc phúc và tặng quà cho người được mừng thọ. Tiếp theo đó, ‘Thọ tinh’ sẽ cho con cháu một phong lì xì. Tiền này được gọi là ‘tiền ép tuổi’ với ý nghĩa càng sống càng trẻ.

Tục lệ mừng thọ phát triển mạnh vào đời Minh – Thanh, đặc biệt vào đời vua Khang Hy và Càn Long. Lễ chúc thọ xa hoa và long trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc là lễ mừng thọ 70 tuổi của vua Càn Long. Vua đã ra lệnh mời hơn 6.000 người trên 60 tuổi đến Tử Cấm Thành vào chúc mừng và dự tiệc cùng với ông.

Trong buổi tiệc dành cho người được mừng thọ, ngoài món ăn ngon và rượu ngon, còn có trái đào chúc thọ – một vật không thể thiếu trong lễ mừng thọ. Hơn 2.000 năm trước, Tôn Tẩn – một nhà quân sự nổi tiếng Trung Quốc cổ đại – đã từng đi đường suốt cả ngày lẫn đêm, vượt ngàn dặm đường để về dâng tặng trái đào chúc thọ cho mẹ già 80 tuổi. Nhưng thật bất ngờ, khi chưa ăn hết trái đào, dung nhan của mẹ ông trở nên trẻ hơn. Từ đó về sau, mọi người bắt đầu dâng tặng trái đào cho người được người mừng thọ. Trong những mùa không có trái đào, mọi người đã thay thế trái đào thật bằng trái đào bột mì.

 



Quả đào trường thọ có thể được làm bằng bột mì

Ở Trung Quốc, việc dùng rượu chúc thọ đã có hơn 3.000 năm lịch sử. Từ xưa, người Trung Quốc cổ đại đã biết dùng rượu Quế Hoa làm rượu thọ. Thần rượu trong truyền thuyết dân gian Trung Quốc tên là Ngô Cương, ông cùng Hằng Nga sống trên cung Quảng Hàn. Loại rượu mà Thần rượu Ngô Cương uống có tên là rượu Quế Hoa. Người Trung Quốc cổ đại xem hoa Quế là loài hoa tượng trưng cho phú quý, cát tường, thêm dài tuổi thọ, con đàn cháu đống.

Sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ

Mì trường thọ là món ăn mừng thọ truyền thống. Sợi mì dài tượng trưng cho sự trường thọ. Đặc biệt, trong tô mì trường thọ chỉ có một cọng mì dài hơn 3 mét. Người ăn tô mì trường thọ nâng cọng mì lên càng cao thì càng may mắn và càng sống lâu.

Hồng Mẫn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *