Bên bờ hạnh phúc

TP HCM gần như mất kiểm soát với ùn tắc giao thông vì phương tiện quá tải. Ảnh: Kiên Cường

Bộ Tài chính được yêu cầu xem xét kiến nghị của UBND TP HCM về việc tăng tỷ lệ nguồn thu để lại cho thành phố để đầu tư các công trình giao thông đô thị trọng điểm, cấp bách.

Liên quan đến vấn đề dân số đang ngày một tăng cao, Bộ Công an được giao đánh giá tình hình thực hiện Luật cư trú trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp xử lý nhằm hạn chế sự gia tăng dân số cơ học cục bộ gây quá tải cho thành phố.

Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Phó thủ tướng cũng lưu ý TP HCM và Hà Nội nên quy hoạch phát triển giao thông tĩnh như bến xe – trạm đỗ xe, tăng lượng xe công cộng và đẩy nhanh thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng nên ưu tiên phối hợp với các Bộ liên quan thực hiện chủ trương di dời các cơ sở sản xuất, bệnh viện, trường đại học ra khỏi nội thành, không phát triển mở rộng thêm trong khu vực nội đô để giảm khối lượng lưu thông lớn trong thành phố.

Đặc biệt, theo ý kiến của Phó thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải phải nghiên cứu xây dựng mức phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông tại hai thành phố này ở mức cao hơn các nơi khác để đưa vào Dự thảo nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Hành trình kiến nghị thu phí lưu hành xe của TP HCM:

Tháng 10/2008, UBND kiến nghị với Bộ Tài chính cho thu phí lưu hành hằng năm với mỗi xe gắn máy 500.000 đồng và 10 triệu đồng với ôtô. Một tháng sau đó, Bộ Tài chính bác vì cho rằng chưa phù hợp. Tháng 7/2009, trước áp lực ùn tắc gia tăng, UBND TP HCM một lần nữa kiến nghị được thu phí giao thông.

Ngày 28/7, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải thông báo kết luận cho phép Bộ Tài Chính nghiên cứu vấn đề thu phí xe cá nhân ở hai thành phố lớn là TP HCM và Hà Nội, sau đó báo cáo Chính phủ xem xét quyết định.

Theo Kiên Cường (VnExpress)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *