Bên bờ hạnh phúc

Nghiên cứu hộp sọ một người phụ nữ trong lăng mộ Trung Quốc chỉ ra rằng phương pháp phẫu thuật não có thể đã được thực hiện từ cách đây 3.500 năm.

Phần hộp sọ có dấu vết lỗ khoan thuộc về xác ướp một người phụ nữ, sống cách đây khoảng 3.500 năm. Các nhà khảo cổ thuộc Đại học Cát Lâm phát hiện nó trong khu mộ Tiểu Hà, thuộc khu tự trị Tân Cương, phía bắc Trung Quốc.

Theo phát biểu của chuyên gia Zhu Hong tại cuộc họp thường niên về khảo cổ học, lỗ hổng trên sọ có đường kính 6 cm. Đây là bằng chứng về phương pháp chữa lành các mô gần vết thương. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng thủ thuật mở hộp sọ qua một vết mổ có thể đã được ứng dụng ở Trung Quốc từ 3.000 năm trước.

"Vết thương cho thấy người phụ nữ, qua đời khi tầm 40 tuổi, chắc hẳn đã sống thêm ít nhất một tháng hoặc thậm chí lâu hơn, sau ca phẫu thuật", Xinhua hôm 3/2 dẫn lời Zhu nói.

Tháng 11 năm ngoái, các chuyên gia xác định loại chất dính lâu đời nhất ở Trung Quốc từ một người đã qua đời cách đây 3.500 năm, trong cùng ngôi mộ này.

Khu mộ Tiểu Hà nằm cách thành phố cổ Lâu Lan khoảng 175 km về phía tây. Chuyên gia người Thụy Điển Folke Bergman phát hiện khu mộ lần đầu tiên vào năm 1934. Đây là khu vực chôn cất hơn 300 ngôi mộ và nổi tiếng với các quan tài hình con tàu.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *