Bên bờ hạnh phúc

Người Khmer chọn lá buông làm giấy viết vì lá rất dai, bền, vạch nét chữ rõ ràng và ít bị hư mục.

Trước khi cắt lá làm giấy, người Khmer phải thắp nhang cầu khấn trời phật bởi làm sách là một việc thiêng liêng. Đầu tiên, người ta chọn những đọt lá tốt, lấy dây quấn đọt cây, ngăn không cho lá mở. Khoảng một năm sau người dân mới chặt lá về phơi cho khô, sau đó cắt thành hình chữ nhật, ép cho phẳng, sắp thành từng xấp, dùng nẹp gỗ bào nhẵn và nẹp chặt lại. Đó là những tập "giấy lá".

Loại cây để viết trên lá buông có thân gỗ hoặc sừng, được vót tròn, cắt ngắn vừa tay. "Ngòi viết" là một mũi kim mài nhọn. Viết xong người ta lấy bồ hóng trộn với dầu xoa lên chữ, chùi cho mặt lá sạch sẽ, để chữ nổi lên. Cứ thế, người ta viết hết trang giấy lá này đến giấy lá khác rồi xỏ lỗ đóng thành một quyển có bài gỗ. Một số người kể rằng để tăng độ bền, nhất là làm đẹp cho tập sách người ta lấy dung dịch nước bột vàng quét phủ lên gáy sách, bìa sách tựa sơn son thiếp vàng.

Sách lá buông được nghiên cứu khẳng định có bốn loại: Giáo huấn ca – Satra bắp, truyện ngụ ngôn dân gian – Satra La Beng, truyện cổ tích – Satra Tâm Nong, những kinh phật và phật thoại – Satra Tes.

Hiện nay, Satra cổ còn được giữ khá nhiều trong thư viện chùa Khmer, nhưng đây là lớp chữ cổ nên rất ít người đọc được. Với những giá trị văn hóa to lớn mà Satra mang lại thì Satra cổ đang được dịch sang tiếng Khmer hiện đại và cả tiếng Việt để phục vụ cho độc giả.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *