Bên bờ hạnh phúc

Các nhà khoa học vừa xác định những bức vẽ trong một hang động ở đảo Sulawesi (Indonesia) có tuổi đời lên đến 40.000 năm.

Phát hiện trên cho thấy châu Á, chứ không phải châu Âu, mới là nơi nghệ thuật trừu tượng ra đời.

Theo AFP, các bức vẽ trong hang động ở vùng Maros thuộc miền nam Sulawesi đã được phát hiện từ 50 năm trước đây. Tuy nhiên đến tận bây giờ các nhà khoa học thuộc ĐH Griffith và ĐH Wollongong ở Úc mới xác định được chúng có niên đại lên tới 40.000 năm.

Các bức tranh có tuổi đời từ 35.400 – 40.000 năm trong hang động ở Sulawesi, Indonesia

Các bức tranh trong hang động vẽ thú vật hoang dã, hình người và cả dấu tay người. Tiến sĩ Maxime Aubert thuộc ĐH Griffith cho biết hình các bàn tay trên tường đá có niên đại 39.900 năm. Hình một chú heo có niên đại ít nhất 35.400 năm.

Một số hình vẽ khác có niên đại 27.000 năm. Điều đó có nghĩa là các cư dân ở Maros đã liên tục vẽ tranh trong hang động suốt 13.000 năm. Các chuyên gia cũng phát hiện nhiều tranh vẽ trong một hang động khác ở Bone, cách Maros khoảng 100km.

Các bức tranh ở Bone cũng có cùng phong cách nghệ thuật với tranh ở Maros và có thể được vẽ trong cùng thời kỳ.

Giáo sư Chris Stringer thuộc Viện Bảo tàng tự nhiên London (Anh) nhận định phát hiện ở Indonesia cực kỳ quan trọng bởi nó cho thấy quan điểm rằng sự sáng tạo nghệ thuật có nguồn gốc sơ khai ở châu Âu và chỉ phát triển ở các khu vực khác rất lâu sau đó là hoàn toàn sai lầm.

Học giả Will Roebroeks thuộc ĐH Leiden nhận định phát hiện này cho thấy tầm quan trọng của châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, với sự phát triển của loài người. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng có đủ bằng chứng cho thấy con người đã biết sáng tạo nghệ thuật từ châu Phi 60.000 năm trước và đi khắp thế giới.

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *