Bên bờ hạnh phúc

Ít người biết rằng, trái đất từng tồn tại một loài chim bồ câu sống thành đàn khổng lồ, với số lượng lên đến hàng tỷ con. Loài chim đó có tên chim bồ câu du hành, bồ câu viễn khách, bồ câu rừng hay bồ câu Ryoko Bata. Bồ câu du hành từng được biết đến là loài chim đẹp, có màu sắc sặc sỡ, và cái đuôi dài duyên dáng.

Thế kỷ 19 loài chim này sống phổ biến ở vùng Bắc Mỹ. Chúng sinh sống trong tự nhiên và có tập tính di cư để tránh rét, sinh sản và tìm kiếm thức ăn. Vào mùa hè, chúng sống trong những khu rừng rậm phía đông dãy núi Rocky Bắc Mỹ. Mùa đông chúng cùng nhau kéo về phía nam Hoa Kỳ, Mexico và Cuba.

Chúng được biết đến là sinh vật có đời sống xã hội cao. Chưa từng có loài chim nào sống theo nhóm, đàn với số lượng lớn khủng khiếp đến vậy.

Trên mỗi cây lớn của những khu rừng chúng di cư đến có hàng trăm tổ chim lớn nhỏ sinh sống. Chúng sinh sản quanh năm và có tập tính giao phối tập thể. Tuy nhiên mùa xuân vẫn là mùa mà hoạt động sinh sản diễn ra sôi động nhất. Trong mỗi chuyến di cư chúng tập hợp lại thành bầy đàn lớn khủng khiếp, lên đến 2,3 tỷ cá thể.

Các nghiên cứu khoa học về giống chim này ghi lại rằng, đàn chim bồ câu du hành đông tới mức khi chúng bay đến đâu thì mặt đất nơi đó tối lại vì khuất bóng mặt trời. Mỗi khi di chuyển, chúng kết lại như một đám mây khổng lồ hoặc nối đuôi nhau trải dài lên tới 350km trên bầu trời.

Tuy nhiên, điều đáng kinh ngạc là vào một ngày, con người trên trái đất bỗng nhiên không thấy bóng dáng loài chim này nữa. Cá thể chim bồ câu viễn khách cuối cùng còn tồn tại trên thế giới đã "qua đời" vào năm 1914 tại vườn thú Cincinnati. Xác của chú chim này được nhồi bông lưu trữ trong bảo tàng và người ta làm tượng đài tưởng nhớ tới loài chim tưởng như không thể hủy diệt này.

Đã có rất nhiều giả thuyết giải thích sự tuyệt chủng kỳ lạ này. Có ý kiến còn cho rằng, người da đỏ đã săn bắt làm chúng làm thức ăn và làm phân bón cho cây trồng.

Tập tính sinh sống và di cư theo đàn đã tạo điều kiện cho việc săn bắt quy mô lớn. Cũng có vài ý kiến cho rằng loài rận ký sinh có tên Columbicola extinctus chính là nguyên nhân gây ra sự diệt vong của bồ câu viễn khách.

Đã có nhiều cố gắng nhân giống chim bồ câu viễn khách, tuy nhiên đều thất bại, vì loài này có đặc tính sống và sinh sản tập thể. Các mẫu nuôi nhốt đều lần lượt chết. Hiện nay, người ta tìm thấy loài chim bồ câu Zenaida macroura, có hình dạng và màu sắc sặc sỡ gần giống với chim bồ câu viễn khách.

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *