Bên bờ hạnh phúc

Băng bị hao hụt quá lớn ở phía Tây Nam cực có dấu hiệu làm suy yếu lực hấp dẫn của địa cầu tại khu vực này.

Bản đồ trọng lực do các vệ tinh GOCE thực hiện vào năm 2013

Theo báo cáo đăng trên chuyên san Geophysical Research Letters, trọng lực Trái đất dao động cùng với những sự thay đổi về khối lượng, và khi khối băng dày bị tan ra, lực hấp dẫn tác động lên khu vực này bị giảm theo.

Để rút ra kết luận trên, các chuyên gia do tiến sĩ Johannes Bouman của Viện Nghiên cứu Đo đạc Đức dẫn đầu đã sử dụng dữ liệu do các vệ tinh GOCE của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thu thập được trong khi thực hiện sứ mệnh kéo dài 4 năm nhằm vẽ bản đồ trọng lực Trái đất.

Bản đồ lực hút GOCE được kết với các thông số đo đạc trọng lực được ghi nhận từ nhóm vệ tinh GRACE, một sứ mệnh Mỹ – Đức theo dõi băng tầng Trái đất thông qua trọng lực.

Kết hợp thông tin từ cả hai hệ thống vệ tinh cho phép các chuyên gia đo được chính xác khối lượng băng hao hụt tại Tây Nam cực.

Theo đó, khu vực này bị mất khoảng 230 tỉ tấn băng mỗi năm trong giai đoạn từ 2009 đến 2012.

Sứ mệnh sắp tới của nhóm ông Bounman là phân tích khối lượng băng tan tại toàn bộ các vùng của Nam Cực.

Theo khoahoc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *