Bên bờ hạnh phúc

Bộ Nội vụ đang dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm thay thế Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) số 11/2003/QH11.

Ảnh minh họa

Bộ Nội vụ cho biết, căn cứ Hiến pháp năm 1992, Quốc hội đã ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 (Luật năm 2003). Quá trình hơn 10 năm thi hành Luật cho thấy, tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND đã đáp ứng được các yêu cầu quản lý, phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, theo Bộ Nội vụ, cùng với những kết quả đạt được nêu trên, qua thực tiễn hoạt động của HĐND và UBND các cấp trong thời gian qua và yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới cho thấy Luật năm 2003 đã bộc lộ những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi như: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND cơ bản giống nhau ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã dẫn đến tình trạng trùng dẫm nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp; có vấn đề cả 3 cấp HĐND cùng ra nghị quyết và UBND cả 3 cấp cùng triển khai thực hiện, nhưng không rõ thẩm quyền quyết định và phạm vi thực hiện mỗi cấp; một số nhiệm vụ theo luật định, HĐND và UBND cấp xã không có khả năng thực thi.

Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của HĐND, UBND các cấp được thiết kế cơ bản giống nhau giữa chính quyền khu vực đô thị và chính quyền khu vực nông thôn, chưa phân biệt rõ theo đặc điểm đô thị, nông thôn, hải đảo và yêu cầu quản lý của HĐND, UBND ở các đơn vị hành chính. Trách nhiệm, thẩm quyền giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chưa được phân định rõ ràng, rành mạch. Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa tập thể UBND và cá nhân người đứng đầu UBND chưa cụ thể; chưa đề cao được trách nhiệm của tập thể UBND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền; chưa có cơ chế nâng cao tính chủ động, tự chịu trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND và các thành viên UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công.

Luật năm 2003 chưa quy định rõ việc kiểm tra của UBND cấp trên đối với UBND cấp dưới và cơ chế, hình thức, phương pháp phối hợp giữa UBND với Thường trực HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương. Việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các cấp, đặc biệt là đối với cấp xã còn bỏ sót một số lĩnh vực công tác.

Bộ Nội vụ cho biết, Hiến pháp năm 2013 cũng đã có những điểm mới về chính quyền địa phương. Vì vậy, việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương để thay thế Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 nhằm kế thừa những ưu điểm và khắc phục những hạn chế, tồn tại của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và luật hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương các cấp là cần thiết.

Đề xuất không tổ chức HĐND ở quận, phường

Để tổ chức hợp lý chính quyền địa phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013; bảo đảm chính quyền địa phương các cấp hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; bộ máy hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở; phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong việc tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 9 chương, 192 điều. Ngoài những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về tổ chức đơn vị hành chính; nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND; tổ chức và hoạt động của HĐND; tổ chức và hoạt động của UBND ở cấp chính quyền địa phương; ở quận, phường…

Đặc biệt, về mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Không tổ chức HĐND ở quận, phường. Theo dự thảo, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính quận, phường tổ chức UBND.

 

Phương án 2: HĐND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính. Cụ thể, cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, xã, phường, thị trấn. Song, ở phương án này sẽ có đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của HĐND, UBND các cấp (đặc biệt ở quận và phường).

Theo (Ching phu.vn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *