Bên bờ hạnh phúc

Khi có triệu chứng sốt cao, đau đầu, buồn nôn có tiền sử dịch tễ tiếp xúc với người đi từ Châu Phi hoặc đi từ Châu Phi về cần thông báo ngay cho cơ sở y tế để có biện pháp hỗ trợ bệnh nhân.

Hành khách đi từ Châu Phi về cần hợp tác với y tế khi có biểu hiện của dịch.

 

Hiện nay dịch bệnh đang gia tăng về số người mắc bệnh và tử vong có nhiều nguy cơ lan truyền sang quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Bộ Y tế triển khai áp dụng tờ khai y tế theo thông tư số 32/2012/TT -BYT ngày 24/12/2012 đối với người nhập cảnh đến từ các vùng có dịch. 

Theo đó, đối tượng phải khai báo y tế hành khách nhập cảnh đi trên các chuyến bay xuất phát từ vùng đang có dịch bệnh do vi rút Ebola (Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria) trong vòng 21 ngày. Địa điểm áp dụng tác tất cả các cửa khẩu quốc tế, bắt đầu từ 0 giờ ngày 15/8/2014. 

Trước băn khoăn vì sao lại đến ngày 15/8 mới tiền hành thực hiện tờ khai y tế bắt buộc với hành khách trở về từ vùng dịch, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, việc thực hiện tờ khai y tế phải phối hợp với nhiều bộ ngành nên cần có thời gian chuyển bị. 

Hiện tại, các nước Châu Phi không có đường bay thẳng về Việt Nam, hành khách có thể quá cảnh ở nhiều quốc gia, nhiều hãng bay khác nhau, về Việt Nam từ cửa khẩu quốc tế đường hàng không, đường bộ… Chính vì thế, việc thực hiện kiểm soát khách nhập cảnh về từ những nước này thực sự rất khó khăn. 

Việc thực hiện tờ khai y tế chỉ thực hiện với hành khách đi từ vùng dịch về. Việc này được thực hiện riêng lẻ. Cái khó của việc triển khai tờ khai y tế tại cửa khẩu ở chỗ nếu triển khai tờ khai y tế với tất cả các chuyến bay, tất cả các cửa khẩu thì sẽ rất tốn kém, không cần thiết, có thể gây hỗn loạn. 

Theo kế hoạch, các nhân viên an ninh tại các cửa khẩu khi làm thủ tục nhập được giao nhiệm vụ xem hộ chiếu xác định hành khách có đi từ 4 nước này trong vòng 21 ngày không. Nếu có thì hành khách sẽ được yêu cầu khai tờ khai y tế.

Triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết Ebola giống với triệu chứng của nhiều bệnh. Vì thế, yếu tố dịch tễ cực kỳ quan trọng trong việc phát hiện, khoanh vùng ổ dịch. Chính vì thế, khi có người vừa từ Châu phi về trong vòng 21 ngày, có triệu chứng sốt cao, đau đầu các nhân viên y tế tại cửa khẩu phải khoanh vùng, theo dõi ngay.

òn bệnh nhân có triệu chứng giống Ebola nhưng đang nằm ở cộng đồng thì mình phải khai thác các yếu tố dịch tễ, có tiếp xúc với người mới trở về từ Châu Phi hay không, trong vòng 21 ngày có đi qua vùng có dịch hay không.

Một biện pháp quan trọng để khống chế dịch lay lan và bùng phát trong cộng đồng, ông Phu cho rằng sự hợp tác của hành khách trở về từ vùng dịch rất cần thiết. Nếu hành khách không hợp tác với ngành y thì công tác phòng chống dịch rất khó khăn.
 
Những người có tiếp xúc với khách mới về từ nước có dịch thì nên cảnh giác. Khi có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi cần đến cơ sở y tế kịp thời. Những trường hợp có biểu hiện sốt được tạm thời cách ly, lấy mẫu xét nghiệm. Ngành y tế sẽ tiếp tục khai thác hành khách tiếp xúc với những ai để lên danh sách theo dõi.
 
Khi có triệu chứng gần giống với Ebola, tiền sử dịch tễ có tiếp xúc với người từ Châu Phi về cần báo ngay cho y tế. Ông Phu cho biết người bệnh thông báo cho y tế, Cục Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã có kế hoạch về công tác điều trị, bệnh viện điều trị và nơi xét nghiệm bệnh phẩm. Hiện nay, các mẫu xét nghiệm nghi ngờ Ebola sẽ được chuyển cho Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM. 
 
Vi rút Ebola không lây qua đường hô hấp mà lây trực tiếp qua tiếp xúc, tiếp xúc trực viếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể, máu của người hoặc động vật nhiễm bệnh. Người dân cần thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh phòng bệnh, chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, môi trường: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn; vệ sinh nhà cửa… .
 
Được phát hiện lần đầu tiên năm 1976 và được đặt theo tên của một con sông hiện thuộc Cộng hòa dân chủ Congo, Ebola lây qua tiếp xúc với các dịch cơ thể như máu, nước bọt và mồ hôi.
 
Vi rút đã đã giết chết khoảng 2/3 số người nhiễm trong 4 thập kỷ qua,với 2 vụ dịch ghi nhận tỷ lệ tử vong tới 90%. Vụ dịch mới đây nhất có tỷ lệ tử vong khoảng 55%.
Nguồn: Khánh Ngọc ( Infonet )

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *