Bên bờ hạnh phúc

Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc tại Geneva, ông Michael Moller cho biết Hiệp định Geneva được ký kết cách đây 60 năm đã mang lại hòa bình và cứu hàng trăm nghìn người dân các nước Đông Dương.

Ông Moller nhấn mạnh đây chính là sự kiện mang tầm vóc lịch sử, tấm gương cho các nước khác trên thế giới noi theo.

Hội nghị Geneva 1954 đánh dấu lần đầu tiên ngoại giao Việt Nam bước lên vũ đài quốc tế và thể hiện bước thắng lợi của các lực lượng cách mạng ba nước Đông Dương dẫn tới sự tan rã hoàn toàn của hệ thống thuộc địa của Pháp.

Xét trên bình diện quốc tế, Hiệp định Geneva là sức mạnh chính nghĩa, cổ vũ nhân dân Á-Phi-Mỹ Latinh trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới.

Những thành quả của Hội nghị Geneva 1954 đã được công nhận và dù trải qua 60 năm vẫn được cộng đồng quốc tế nhắc đến như sự mở đường cho phi thực dân hóa và làm tan rã hệ thống thuộc địa Pháp.

Cho đến nay, Hiệp định Geneva vẫn in đậm dấu ấn trong tâm trí các thế hệ người dân Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ trên thế giới nói chung.

Hội nghị Geneva 1954 cũng là cơ hội để Geneva trở thành thành phố của hòa bình và trung tâm quốc tế cho các cuộc hòa đàm.

Cuộc thương thuyết thành công đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneva về đình chiến tại Đông Dương vào ngày 21/7/1954, một lần nữa khẳng định Geneva trên bản đồ thế giới như là trung tâm của các cuộc hội họp, hợp tác và trao đổi quốc tế quan trọng.

Hiệp định Geneva đánh dấu sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ đối với dân tộc Việt Nam mà cả thế giới và người dân Geneve vào thời điểm giữa những năm 1950.

Ông Guy Mettan, Giám đốc Câu lạc bộ Báo chí Geneva, nhận xét Hiệp định Geneva 1954 đã mang lại hòa bình, mặc dù giai đoạn hòa bình không kéo dài trong khu vực. Sau đó, cuộc chiến tranh ở Việt Nam chưa thể kết thúc vì có sự xuất hiện ở Mỹ ở miền Nam Việt Nam và cuộc đấu tranh thống nhất đất nước lại tiếp tục.

Liên quan đến vấn đề địa chính trị, Hội nghị Geneva đánh dấu lần thử nghiệm đầu tiên trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh về đàm phán hòa bình. Bên cạnh đó, đây cũng là lần đầu tiên các nước thế giới thứ ba được chấp nhận tham gia vào bàn đàm phán quốc tế và cũng là thời điểm xuất hiện một cường quốc tương lai với chế độ thuộc địa kiểu mới.

Hiệp định Geneva 1954 đã phát đi tín hiệu rằng cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, phi thực dân hóa chế độ thuộc địa của phương Tây có thể thành công. Đây cũng là chủ đề giữa hai phe trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh và cũng là chủ đề cho cả thế giới.

Về mặt chính trị, Hiệp định Geneva là nguồn cổ vũ lớn cho các quốc gia Á-Phi- Mỹ Latinh, mang lại niềm tin về sự thay đổi số phận của thế giới.
Tiến sỹ Hoàng Văn Khẩn, Chủ tịch Hội Nhịp cầu Thái bình (Le Pont du Pacifique) tại Geneva, cho rằng các nước nhìn chung đều có quy định về việc mở hồ sơ gốc sau khoảng thời gian nhất định (có nước 30 năm, có nước 50 năm hoặc lâu hơn nữa).

Việc tiếp cận các kho tư liệu này rất quan trọng, góp phần làm rõ hơn các vấn đề và các khía cạnh xung quanh các sự kiện lịch sử mang tầm vóc quốc gia và thế giới như Hiệp định Geneva 1954./.
 

Theo (TTXVN/Vietnam+)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *