Bên bờ hạnh phúc

Các nhà khảo cổ mới đây phát hiện 150 xác ướp ở vùng sa mạc Atacama, được cho là thuộc về một nền văn minh chưa từng được biết đến.

Một xác ướp được khai quật ở Peru

IB Times cho hay, nhóm nghiên cứu bắt đầu khai quật ở khu vực đồng bằng sông Tambo, phía bắc sa mạc Atacama, từ năm 2008. Những xác ướp đầu tiên được tìm thấy năm 2012.

Các thi thể được ướp xác một cách tự nhiên, chôn trực tiếp trong cát và bọc bằng khăn vải bông, chiếu sậy hoặc lưới đánh cá. Kết quả kiểm tra carbon phóng xạ cho thấy xác ướp cổ nhất từng sống ở thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, xác ướp mới nhất từng sống ở thế kỷ 7 sau Công nguyên.

Theo nhóm nghiên cứu, các xác ướp này thuộc về một nền văn minh chưa từng được biết đến, có thể trước nền văn minh Tiwanaku và Inca khoảng 500 năm.

Tại khu vực khai quật, họ phát hiện nhiều đồ mai táng, vũ khí như cung, bao đựng mũi tên, mũi tên có đầu làm bằng đá vỏ chai, một số cây chùy có mũi đá hoặc đồng. Xung quanh là dụng cụ thêu thùa, đồ trang sức làm từ tumbaga (hợp chất vàng và đồng), đồ gốm.

Việc tìm thấy cung tên, vũ khí tượng trưng cho quyền lực, tại khu vực khai quật cho thấy những người này có thể thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội. Tại một nơi chôn cất, các chuyên gia còn phát hiện dấu vết của lạc đà không bướu. Nghi thức chôn cất lạc đà cùng người chết khá phổ biến ở nền văn minh tiền Columbia.

Hoạt động nghiên cứu sẽ tiếp tục được tiến hành trong thời gian tới. Phát hiện này được hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin quan trọng trong nghiên cứu nền văn minh tiền Columbia ở Peru.

Theo VnE

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *